Bệnh hen phế quản có thể gây cản trở đến chất lượng cuộc sống thường ngày của người bệnh. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Vậy bệnh hen phế quản là gì? Cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Cùng Kisho Asma tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu bệnh hen phế quản là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh
Bệnh hen phế quản là gì?
Bệnh hen phế quản, có tên gọi tiếng Anh là Asthma, còn có tên gọi khác trong tiếng Việt là hen suyễn. Hen phế quản là một bệnh lý liên quan đến đường thở của phổi. Người mắc bệnh hen phế quản đường thở sẽ bị viêm hoặc sưng, gây thắt chặt đường thở. Tình trạng này gây khó khăn cho không khí di chuyển vào ra phổi, gây ra các triệu chứng như: khó thở, ho, khò khè, tức ngực.
Hiện nay, bệnh hen phế quản vẫn chưa thể chữa khỏi dứt điểm, nhưng các triệu chứng của nó hoàn toàn có thể kiếm soát được. Điều quan trọng là người bệnh cần chủ động theo dõi các dấu hiệu bệnh của bản thân, và tìm đến sự tư vấn, thăm khám của bác sĩ để được điều trị phù hợp hơn.
Nguyên nhân nào gây cơn hen phế quản?
Theo nghiên cứu, các cơn hen phế quản có thể xuất hiện và bùng phát khi tiếp xúc các chất kích thích và gây dị ứng. Các tác nhân gây nên cơn hen phế quản có thể gồm:
Tác nhân dị ứng:
- Các tác nhân dị ứng chính là nguyên nhân gây nên cơn hen phế quản phổ biến nhất. Đa số những bệnh nhân hen phế quản đều khởi phát cơn hen bởi những lý do này. Cụ thể như:
- Các chất ô nhiễm không khí: bụi bẩn, nấm mốc, lông vật nuôi, khói thuốc lá, mùi hóa chất…
- Chất bảo quản trong thức ăn, đồ uống: trái cây sấy, khoai tây chiên, bia, rượu vang…
- Dị ứng thực phẩm: hải sản, đậu phộng, trứng…
- Một số loại thuốc như: beta, aspirin, naproxen…
- Chất kích thích, gây dị ứng: nước hoa, phấn hoa, bia, rượu.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan…) có thể gây khởi phát cơn hen.
Tác nhân không dị ứng
Bệnh hen phế quản có thể hình thành từ các tác nhân không gây dị ứng. Trường hợp phát bệnh ở những tác nhân này thường ít hơn, nhưng cũng không phải hiếm gặp.
- Áp lực tâm lý, lo âu, căng thẳng hoặc sang chấn tâm lý
- Rối loại tình dục
- Yếu tố di truyền
Các triệu chứng thường gặp của bệnh hen phế quản
- Hụt hơi, khó thở
- Tức ngực hoặc đau ngực
- Khó ngủ do khó thở, ho
- Khi thở phát ra tiếng rít như tiếng huýt sáo, thở khò khè
- Các cơn ho hoặc thở khò khè có thể sẽ nặng do nhiễm virus từ đường hô hấp (cảm cúm, cảm lạnh).
Khi các triệu chứng ở trên diễn ra thường xuyên, gây khó chịu cao hơn, chính là dấu hiệu bệnh đã diễn biến nặng hơn. Lúc này, bạn cần phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và tư vấn.
Cách phòng ngừa bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản có phải là bệnh nguy hiểm không?
Bệnh hen phế quản nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Các biến chứng của bệnh hen phế quản có thể kể đến như:
- Các ống phế quản bị thu hẹp vĩnh viễn
- Phế quản bị nhiễm khuẩn
- Xẹp phổi
- Tràn khí màng phổi
- Suy hô hấp
- Xuất hiện các tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc dùng để ổn định hen nặng trong thời gian dài.
Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hen phế quản
Nguyên tắc phòng ngừa bệnh hen phế quản hiệu quả nhất là hạn chế tiếp xúc tối đa với những tác nhân gây kích thích cơn hen. Dưới đây là một số biện pháp để phòng ngừa và kiểm soát cơn hen hiệu quả:
- Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và điều trị khi chưa có sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ.
- Tiêm vacxin cúm và viêm phổi.
- Xác định và chủ động tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hen.
- Rèn luyện thể thao khoa học, vừa sức, kết hợp với chế ăn uống hợp lý để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng.
- Không thay đổi phương pháp điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết cho thắc mắc “Hen phế quản là gì và cách phòng ngừa bệnh”. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm bệnh hen phế quản, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.