Khi bị hen suyễn, người mắc phải sẽ có vấn đề liên quan đến hệ hô hấp và phải thở gấp, thở khò khè thậm chí là đau ngực,… tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Vậy bệnh hen suyễn có di truyền không?
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn là một vấn đề mãn tính liên quan đến đường hô hấp, tiền thân của nó là viêm phế quản. Hen có nhiều mức độ và thời gian khác nhau. Có người sẽ bị trong vòng một vài năm có người sẽ có thể bị cả đời. Hen có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào.
Hiện nay, mặc dù y học ngày càng phát triển nhưng hen suyễn vẫn là một vấn đề nan giản. Bởi không dễ dàng gì mà có thể khỏi dứt điểm được. Vì thế, chăm sóc sức khỏe chủ động ở bất kỳ trường hợp nào cũng là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình
Bệnh hen suyễn có di truyền không?
Theo như các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, hen suyễn không lây nhiễm nhưng lại có tính gia đình và tính di truyền rất là cao. Ví dụ như, nếu một cặp vợ chồng mà có 1 trong 2 người bị hen thì nguy cơ con của họ sẽ mắc hen suyễn lên đến 40%.
Tuy nhiên không phải tất cả những người có cơ địa dễ mắc hen là chắc chắn sẽ mắc, mà chỉ có một tỷ lệ nhất định. Những người có cơ địa hen, nếu tiếp xúc với các yếu tố dưới đây thì sẽ rất dễ bùng phát cơn hen.
- Bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Thay đổi thời tiết đột ngột
- Nhiễm lạnh đột ngột
- Hít phải khói thuốc, phấn hoa, hay mùi nấm mốc
- Ăn trúng những thực phẩm kích thích cơn hen như là kem, nước đá, thịt bò, hải sản….
Hen suyễn có di truyền không thì câu trả lời ở đây là hoàn toàn có thể. Không nên chủ quan nghĩ rằng hen sẽ không bị di truyền bởi vì tỉ lệ rất thấp. Hãy cứ bảo vệ mình cũng như người thân xung quanh mình một cách tốt nhất để tránh tình trạng hen suyễn ngày một nặng hơn.
Dấu hiệu của người bị hen suyễn
Khi bị hen suyễn sẽ rất khó để khỏi thậm chí còn có nguy cơ tái phát lại rất cao vì thế chăm sóc sức khỏe chủ động là cách tốt nhất bảo vệ bản thân cũng như những người thân xung quanh. Dưới đây là một trong những dấu hiệu nhận biết để bạn có thể phòng ngừa một cách hiệu quả.
Sốt, ho kéo dài 2 tuần khi thời tiết thay đổi, mặc dù có dùng thuốc để khắc phục
Thường xuyên hắt xì hơi liên tục khi tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo
Hay bị dị ứng với những món ăn lạ, hải sản…
Đau đầu chóng mặt, khó thở khi ở chỗ đông người hoặc những nơi có nhiều khói bụi.
Thường xuyên bị ho nhất là vào buổi sáng và chiều tối,
Tức ngực, khó thở khi bị kích động hay vận động mạnh.
Khi gặp một trong các dấu hiệu trên thì cách tốt nhất đó là bạn nên đi khám ở các trung tâm y tế gần nhất để có thể được khắc phục kịp thời tránh để lâu sẽ dẫn đến tình trạng xấu và tồi tệ hơn.
Cách giảm thiểu hen suyễn tái phát
Như đã nói ở trên thì hen suyễn rất khó để có thể khỏi một cách dứt điểm. Cách tốt nhất đó chính là chăm sóc sức khỏe chủ động một cách thật tốt để tránh được những tác hại của hen suyễn mang lại. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:
Đối với phụ nữ mang thai: Khi bị hen thì nên đi khám bác sĩ thường xuyên, và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ di truyền sang con.
Đối với những người có cơ địa dễ bị hen hoặc có tiền sử bị hen thì nên:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hen suyễn ở trên
- Không sử dụng các chất kích thích
- Tránh xa khỏi thuốc lá
- Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh
- Tránh ăn những đồ lạ không đảm bảo
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Bệnh hen suyễn có di truyền không?” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.