Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị hen suyễn, từ dân gian đến các loại thuốc. Bệnh hen suyễn điều trị như thế nào? Loại thuốc nào là tốt nhất? Mời bạn đọc bài viết dưới đây
Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mãn tính có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh xảy ra khi cơ thể phản ứng với các dị ứng nguyên. Hoặc do yếu tố di truyền và tác nhân môi trường.
Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn (hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.
Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.
Xem thêm: Các loại thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiên nay
Triệu chứng của bệnh hen suyễn
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng. Một số biểu hiện khá lâm sàng bên ngoài nên rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh về phổi khác như lao, giãn phế quản, COPD,… Sau đây là các triệu chứng phổ biến nhất đối với những người bị bệnh hen suyễn:
- Ho, đặc biệt là vào ban đêm: Ho là một phản ứng khi cơ thể muốn đẩy các chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường như bụi, khói, phấn hoa, lông động vật… ra ngoài.
- Thở khò khè: Khò khè là dạng tiếng rít hay âm thanh không bình thường phát ra khi thở. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Đặc biệt, người bệnh dễ bị khò khè khi gặp không khí lạnh.
- Khó thở: Do đường thở bị thu hẹp gây ra hiện tượng khó thở cho người bệnh.
- Đau thắt ngực, đau hoặc áp lực: Người bệnh cảm thấy như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực.
- Hơi thở rất nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..,
- Mặt nhợt nhạt, mồ hôi: Người bệnh sẽ có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt mỏi khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy.
Trên đây là các triệu chứng thường gặp ở bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, ở mỗi người bệnh, triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau, ví dụ:
- Có hoặc không có xuất hiện đồng thời các dấu hiệu trên.
- Cơn hen bị gián đoạn ở người này nhưng liên tục ở người khác.
- Một số người chỉ bị hen khi tập thể dục hoặc thay đổi thời tiết.
Đối tượng của bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh thường chớm phát trên người bệnh lúc còn nhỏ với các đối tượng phổ biến như:
- Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Bị dị ứng, chàm.
- Tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
- Đối tượng của bệnh hen suyễn là trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh
Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,… cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen suyễn.
Bệnh hen suyễn điều trị như thế nào?
Hen suyễn tuy không phải là bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc điều trị kiểm soát các triệu chứng của bệnh đóng vai trò quan trọng, giải quyết được các vấn đề ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh.
Điều trị hen suyễn bao gồm các mục tiêu sau:
- Nhận diện và tránh các yếu tố khởi phát cơn hen
- Thuốc điều trị cần đảm bảo kiểm soát được các triệu chứng của bệnh.
Thuốc
Nhiều loại thuốc được chỉ định trong việc điều trị hen suyễn, bao gồm:
- Thuốc corticoid dạng hít: đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị hen suyễn. Thuốc có tác dụng giảm tình trạng viêm ở các phế quản do các dị nguyên gây ra.
- Thuốc corticosteroid dạng uống: Thuốc có tác dụng ngắn và làm giảm nhanh cơn hen phế quản. Tuy nhiên nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài.
- Thuốc kháng Leukotriene: leucotrien là một chất gây viêm được hệ miễn dịch tạo ra. Nhóm thuốc này thường chỉ dùng cho hen nhẹ và dùng phối hợp với các loại thuốc khác, ít có tác dụng phụ.
- Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn (SABAS): có tác dụng giãn phế quản, được dùng để cắt cơn hen phế quản.
- Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài (LABAS): có tác dụng giống với nhóm thuốc SABAS nhưng thời gian tác dụng kéo dài hơn với mục đích kiểm soát cơn hen phế quản.
- Thuốc Omalizumab (Xolair): được chỉ định trong các trường hợp hen dị ứng do giảm lượng ige tự do.
- Liệu pháp miễn dịch: bệnh nhân được giải mẫn cảm với các dị nguyên gây bệnh.
- Thuốc Theophylline: có tác dụng giãn phế quản và phế nang, hiện nay ít được dùng.
Thay đổi lối sống
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kể trên, bệnh nhân hen suyễn cần thay đổi lối sống, nghề nghiệp. Tránh các dị nguyên gây bệnh để tăng hiệu quả điều trị.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh suyễn