Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ không phải là khó mắc phải. Đặc biệt là khi chuyển màu, nóng lạnh thất thường. Bệnh tuy có thể tự khỏi nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó các bậc cha mẹ cần nắm rõ những thông tin về bệnh để có cách ứng phó cho con em mình.
Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em là gì?
Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn khí lớn dẫn đến phổi. Những đường khí lớn này được gọi là phế quản. Nếu con bạn bị cảm lạnh, cảm cúm, virus gây bệnh có thể lây lan và đi vào phế quản. Điều này khiến đường thở bị viêm, sưng tấy và tắc nghẽn bởi chất nhầy.
Viêm phế quản ở trẻ em có 2 dạng là cấp tính hoặc mãn tính. Viêm phế quản mãn tính kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Còn viêm phế quản cấp tính ở trẻ em thường diễn ra trong thời gian ngắn.
Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây viêm phế quản, khoảng 24-72 giờ trẻ xuất hiện các triệu chứng viêm phế quản đầu tiên.
Nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản cấp ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra được liệt kê dưới đây:
- Trẻ bị viêm phế quản cấp tính do virus, khi sức đề kháng yếu và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc thời tiết thay đổi đột ngột khiến các vi khuẩn này hoạt động mạnh hơn. Đặc biệt là ở mũi họng của trẻ.
- Trẻ bị viêm xoang, dị ứng mãn tính hoặc amidan phì đại cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản cấp.
- Các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm, khói bụi cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Viêm phế quản cấp tính cũng có thể là kết quả của bệnh hen suyễn.
- Việc ba mẹ cho trẻ tắm nước lạnh và nằm phòng điều hòa quá lâu cũng là những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản.
- Các hóa chất độc hại có thể gây kích ứng niêm mạc của phế quản gây viêm nhiễm. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tránh cho con em mình tiếp xúc với môi trường hóa chất, độc hại.
Nguyên nhân thường gặp ở viêm phế quản trẻ em là do virus
Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ
Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em rất phổ biến nhưng không có triệu chứng thực sự rõ ràng. Mỗi trẻ lại có những biểu hiện khác nhau, nhưng phổ biến nhất là: Sốt nhẹ, mệt mỏi, ớn lạnh, viêm họng, ho, sổ mũi. Nếu trẻ còn có một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như như sốt cao trên 38 độ C trong nhiều ngày, ho có đờm kéo dài từ 2-3 tuần, trẻ buồn nôn, tiêu chảy, da tím tái, hôn mê thậm chí co giật.
Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?
Viêm phế quản cấp ở trẻ em có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ. Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu và điều trị sớm sẽ không gây hại cho trẻ. Tuy nhiên viêm phế quản cấp chuyển nặng sẽ dẫn đến biến chứng khó điều trị hơn. Một số biến chứng trẻ có thể gặp phải bao gồm:
- Viêm phế quản cấp ở trẻ em kéo dài, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm phổi.
- Viêm phế quản rất dễ trở thành bệnh hen suyễn mãn tính nếu bệnh không được điều trị dứt điểm.
- Nếu không điều trị kịp thời trẻ có thể mắc các bệnh về phổi. như tràn dịch phổi thậm chí nguy hiểm cho tính mạng.
- Suy hô hấp do tắc ống thở hay phù nề niêm mạc.
Vì những biến chứng trên ba mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi trẻ có các triệu chứng viêm phế quản cấp.
Viêm phế quản ở trẻ nếu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến suy hô hấp nguy hiểm
Biện pháp chữa bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em
- Cho bé uống nhiều nước giúp làm dịu đường thở, giảm ho, tiêu đờm và ngăn ngừa mất nước.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy lọc không khí trong phòng của bé. Không khí ẩm có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Đặc biệt giữ máy tạo ẩm sạch sẽ. Nếu thiết bị bị bẩn, nó có thể lây lan vi khuẩn trong không khí.
- Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh và rửa mũi cho bé. Chỉ cần nhỏ một hoặc hai giọt vào lỗ mũi của bé rồi dùng khăn lau sạch.
- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Nâng cao đầu của bé khi nằm hoặc khi ngủ sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn.
- Trong thời tiết lạnh, bụi có thể gây kích ứng hệ hô hấp của bé. Vì vậy, bố mẹ nên giữ phòng sạch sẽ, để bé tránh xa những tác nhân gây kích ứng đường thở.
- Nếu trẻ sốt có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt và giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Không cho trẻ dùng thuốc trị ho không kê đơn. Vì ho giúp tống chất nhầy ra ngoài nhanh hơn so với dùng thuốc.
- Cách tốt nhất để giảm ho do viêm phế quản là cho bé uống nước mật ong ấm. Mật ong có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các mẹ nên không cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi uống mật ong vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Nếu bé bị hen suyễn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản để mở rộng đường thở hoặc corticosteroid để giảm viêm.
Một trong những cách chữa viêm phế quản là uống nhiều nước
Kết,
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh nắm được những thông tin về bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ cũng như cách chăm sóc. Khi thấy những dấu hiệu khởi phát đầu tiên cần đưa trẻ đi khám ngay để đề phòng trường hợp xấu xảy ra. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.