Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em hay còn được gọi là viêm phổi là một trong những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường thấy. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ nhập viện. Vậy bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em biểu hiện ra sao. Hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu trong bài viết này.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em
Là bệnh lý về đường hô hấp, viêm phế quản phổi thường do vi khuẩn, virus gây nên. Virus gây nên viêm phế quản phổi chiếm tới 70%. Còn lại do vi khuẩn, kí sinh trùng hoặc nấm gây nên
Ngoài ra viêm phế quản phổi còn có những nguyên nhân khách quan khác gây nên có thể kể tới như:
- Trẻ nhỏ dưới một tuổi dễ mắc bệnh, trẻ có cơ địa đẻ non, thiếu cân, sức đề kháng kém hay mắc bệnh bẩm sinh
- Trẻ sống trong thời tiết lạnh, thời tiết thay đổi mà không được bảo vệ
- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm: tiếp xúc với các chất gây dị ứng thường xuyên như lông chó, lông mèo, khói thuốc lá,…
- Đôi khi mắc bệnh do trẻ lây ở trường học, nhà trẻ,…
Dấu hiệu của viêm phế quản phổi ở trẻ em
Là bệnh lý nhiễm trùng phổi. Đây là tình trạng các túi khí phổi bị mủ và tiết ra nhiều chất dịch nhầy. Từ đó khiến ứ đọng dịch nhầy khiến phổi không đủ khí để trao đổi. Điều này khiến hô hấp khó khăn. Các dấu hiệu của viêm phế quản phổi ở trẻ em thường bắt đầu từ giai đoạn khởi phát đến giai đoạn nặng. Tùy vào cơ địa của mỗi trẻ mà sẽ có những dấu hiệu khác nhau
Giai đoạn khởi phát
- Dấu hiệu ban đầu của bệnh chính là trẻ bị sốt, mệt mỏi, trẻ khó thở, thở bằng miệng, không chịu ăn
- Trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi, ho kéo dài hoặc ngứt quãng liên tục
- Có thể có dấu hiệu rối loạn đường tiêu hóa
Giai đoạn toàn phát
- Thở nhanh: Khi cơn viêm phế quản phổi xuất hiện, trẻ thường thở nhanh. Nhịp thở được coi là nhanh khi từ 40 lần/ 1 phút – 60 lần/ phút theo độ tuổi từ dưới 2 tháng – 5 tuổi
- Khó thở, thở khò khè, cánh mũi phập phồng, co rút lồng ngực
- Mặt mũi tím tái, quanh môi, đầu chi
- Nhịp thở không đều, cơn ngừng thở,… trong các trường hợp nặng
- Trẻ ít hoạt động, lười hoạt động, li bì, đánh thức
- Tím tái mặt mày
Khi nào trẻ cần nhập viện điều trị viêm phế quản phổi
- Khi trẻ sốt cao, bú kém, bỏ ăn, mệt mỏi, không còn năng lượng
- Trẻ thở nhanh, thiếu oxy để thở, ngừng thở
- Trẻ ngủ li bì, không tỉnh
Điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ
Tùy vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, nguyên nhân gây nên thì việc điều trị sẽ có nhiều hướng điều trị khác nhau. Nếu như bệnh viêm phế quản phổi đang ở trường hợp nhẹ, chưa triệu chứng thì cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Lúc này trẻ cần được đảm bảo ăn đủ chất, uống nhiều nước, giữ ấm đường họng và làm sạch đường họng cho nhỏ. Đặc biệt tránh xa khói thuốc lá, các tác nhân gây hen
Khi bệnh biến chuyển nặng, có dấu hiệu thì bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời
Phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Đặc biệt đối với các bệnh hô hấp nói chung và bệnh viêm phế quản phổi nói riêng. Vì vậy phòng ngừa bệnh đúng cách sẽ giúp bảo vệ an toàn cho con của mình.
- Luôn bổ sung chất dinh dưỡng và cho trẻ uống nhiều nước. Bổ sung đầy đủ chất đặc biêt là kẽm, các loại vitamin cho con
- Nơi ở của con luôn phải sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp dễ sinh vi khuẩn
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, các chất kích thích viêm là điều cần thiết
- Tiêm chủng phòng viêm phổi cho trẻ
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ
Trên đây là những điều bạn cần biết về bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được tư vấn nhiệt tình nhé!