Viêm phế quản là bệnh nhiễm khuẩn hệ hô hấp do vi khuẩn, vi rút gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị đúng cách, bệnh tình có thể tiến triển nặng. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ các biểu hiện viêm phế quản ở trẻ sơ sinh để có phương pháp xử lý đúng cách. Hãy cùng KISHO ASMA tìm hiểu rõ vấn đề này trong bài viết sau đây.
Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ là do virus, vi khuẩn. Các vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,.. tấn công vào hệ hô hấp còn non yếu của trẻ và gây ra tình trạng bội nhiễm.
Thời tiết thay đổi, trẻ bị ốm sốt, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển và gây ra bệnh.
Các loại vi rút này sẽ tấn công vào hệ hô hấp của trẻ khiến cho khí quản bị sưng, viêm. Lúc này, cơ trơn sẽ tăng tiết dịch nhầy. Trẻ sẽ xuất hiện tình trạng ho nhiều, ống thở bị viêm nhiễm khiến trẻ bị khó thở.
Ngoài ra, nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên như: bụi bẩn, khói, thuốc lá hoặc tắm quá lâu, tắm nước lạnh hay bật điều hòa ở quá thấp,… cũng là yếu tố nguy cơ gây lên bệnh viêm phế quản.
Biểu hiện viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Các triệu chứng của trẻ sơ sinh bị viêm phế quản thường bị nhầm nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thường. Do đó, các bậc phụ huynh cần quan sát kỹ lưỡng. Khi trẻ có các biểu hiện như: ho nhiều, bỏ bú, quấy khóc nhiều, chán ăn, nôn trớ, khó thở,….
Ho nhiều, khó thở kèm sốt là biểu hiện rõ nhất của viêm phế quản. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị khản tiếng, mất tiếng kèm theo đờm có màu xanh hoặc hơi vàng. Trẻ sẽ xuất hiện các cơn ho kéo dài từ 3-4 tuần.
Viêm phế quản ở trẻ gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát: trẻ xuất hiện các biểu hiện như sốt nhẹ, ho, sổ mũi, có đờm,…
- Giai đoạn khởi phát bệnh: trẻ bị sốt cao, khó thở, thở khò khè, môi mặt nhợt nhạt, đi ngoài,…
- Giai đoạn bệnh tình trở nặng: Đây là giai đoạn bệnh nghiêm trọng, có thể nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao liên tục trên 39 độ C, cơ thể bủn rủn, môi da tím tái,… Trẻ bắt đầu bỏ ăn, bỏ bú và ho dai dẳng theo cơn. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị nôn, tiêu chảy, ngủ li bì. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, trẻ có thể bị co giật, chân tay tím tái, mạch yếu, ,…
Các phòng tránh viêm phế quản ở trẻ
Để phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần chú ý những điều sau:
- Không nên cho trẻ tắm quá lâu hay nước quá lạnh, nên sử dụng nước ấm
- Không nên để trẻ nhỏ nằm ở phòng điều hòa với nhiệt độ thấp
- Không nên sử dụng thuốc lá khi nhà có em bé
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo,…
- Cần vệ sinh khu vực tai, mụn, họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý
- Trước khi cho trẻ ăn, cần vệ sinh tay sạch sẽ và tiệt trùng hết các dụng cụ ăn uống
- Chăn màn, gối,… của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Phòng ngủ của trẻ cần được giữ thông thoáng, tránh bụi bẩn, mạng nhện.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin mà KISHO ASMA muốn chia sẻ đến bạn về biểu hiện viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bố mẹ phát hiện và phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ. Nếu các bậc phụ huynh còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến bệnh viêm phế quản của trẻ, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.