Bệnh hen suyễn ở trẻ em chữa trị ra sao? Hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu về cách trị hen suyễn ở trẻ em ngay trong bài viết này nhé
Hen suyễn ở trẻ em diễn ra như thế nào?
Bệnh hen suyễn ở trẻ em là tình trạng viêm đường hô hấp. Chúng làm hẹp đường hô hấp, gây khó thở, có thể xảy ra từ sơ sinh đến tuổi thiếu niên. Người ta thường chỉ sử dụng từ “hen” hoặc “suyễn” để ám chỉ căn bệnh này. Tuy nhiên, một số chuyên gia còn sử dụng thuật ngữ “hen phế quản” để mô tả rõ hơn. Một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh hen suyễn ở trẻ em là tình trạng thở khò khè.
Khi trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng bệnh sẽ tái phát. Có thể như phấn hoa, bào tử nấm mốc, lông động vật, hoặc chất gây ô nhiễm đường hô hấp như khói thuốc lá và mùi sơn. Tình trạng co hẹp đường thở càng trở nên nghiêm trọng, gây khó thở hoặc thậm chí không thở được. Cơn hen cũng có thể xảy ra khi trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus. Đôi khi do tập thể dục quá sức hoặc tiếp xúc với không khí lạnh.
Mặc dù hen suyễn là một bệnh mãn tính nghiêm trọng. Nhưng với việc theo dõi cẩn thận, hầu hết trẻ em bị hen suyễn có thể có cuộc sống bình thường và năng động. Mức độ nghiêm trọng của bệnh thường giảm dần khi trẻ lớn lên và đường thở mở rộng hơn.
Triệu chứng điển hình hen suyễn ở trẻ
Để nhận biết các dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ em. Mẹ có thể lưu ý những điểm sau:
- Con thường xuyên ho, đặc biệt là vào ban đêm;
- Dễ bị dị ứng và chàm eczema.
- Nếu gia đình có người từng mắc các vấn đề này, mẹ cần cảnh giác với tình trạng hen suyễn ở trẻ em.
Ngoài ra, các bé sinh ra trong gia đình có người bị dị ứng hoặc có cơ địa dị ứng cũng dễ mắc bệnh hen suyễn.
Triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em bao gồm: thở nhanh, ho dai dẳng, thở khò khè, có tiếng rít hoặc nghe như tiếng huýt sáo khi thở ra. Ngoài ra còn co rút các cơ xung quanh xương sườn, lỗ mũi mở rộng khi thở, mệt mỏi, da xanh xao.
Nếu mẹ nghi ngờ bé mắc bệnh hen suyễn nếu trẻ:
Gặp khó thở, đặc biệt là khi cổ, xương sườn hoặc bụng của bé co rút khi hít vào. Bé rên khi thở ra, mẹ nên gọi cấp cứu ngay lập tức.
Trong trường hợp môi hoặc ngón tay của bé có màu xanh. Bé hôn mê, kích động hoặc không tỉnh táo do không thở được, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.
Mặc dù cảm lạnh thông thường cũng có thể gây ra tình trạng khò khè ở trẻ em. Nhưng nếu trẻ mắc phải tình trạng ho mãn tính ban đêm. Đó thường là dấu hiệu tiềm tàng của bệnh hen suyễn. Ngoài ra, nếu các bé bị khò khè hơn 3 lần mỗi năm, có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn rất cao.
Cách trị hen suyễn ở trẻ em
Sau khi xác định bé mắc bệnh hen suyễn, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp kiểm soát khác nhau. Để giảm tình trạng hen, bé có thể cần sử dụng thuốc dạng hít để làm giãn khí quản. Thuốc kháng viêm để giảm viêm đường hô hấp. Và thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng phụ sau cơn hen. Bác sĩ cũng sẽ hỗ trợ bố mẹ với các biện pháp phòng ngừa bệnh
Dưới sự tư vấn của bác sĩ, bạn có thể tìm ra nguyên nhân gây ra các cơn hen. có thể là bệnh đường hô hấp hoặc các vấn đề liên quan đến môi trường. Chẳng hạn như chất gây dị ứng, khói thuốc lá hoặc thời tiết lạnh. Từ đó, hãy giảm tiếp xúc của bé với các tác nhân này để tránh sự kích thích gây ra các cơn hen. Thông thường, việc điều trị hen phế quản sẽ bao gồm những biện pháp sau đây:
- Hạn chế tiếp xúc với máy lạnh.
- Tránh vận động quá mạnh.
- Tránh những nơi có nhiều khói, bụi và khói thuốc lá.
- Giảm tiếp xúc với những động vật dễ rụng lông.
- Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, sữa bò và lúa mì.
- Xét nghiệm dị ứng có thể hữu ích để xác định các chất gây dị ứng mà bé có thể phản ứng. Bằng cách loại bỏ thảm, rèm cửa và đồ nhồi bông trong phòng của bé, bạn có thể giảm bụi và tiếp xúc với bụi. Bạn cũng cần hướng dẫn người chăm sóc bé về bệnh hen suyễn và cách điều trị cho bé.
Lời kết
Trên đây là những cách trị hen suyễn cho trẻ tại nhà bạn nên tham khảo. Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến liệu trình điều trị hen suyễn của KISHO ASMA hãy liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé