Bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống của bạn? Bạn lo lắng rằng mình sẽ lây bệnh suyễn cho người thân? Vậy bệnh suyễn có bị lây không? Các loại thuốc nào sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bạn giải đáp các thắc mắc này nhé.
Triệu chứng của bệnh hen suyễn
Khi mắc bệnh hen suyễn, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như:
- Khó thở
- Thở dốc, thở nông
- Đau tức ngực hoặc đau nặng ngực
- Ho, thở khò khè
- Mất ngủ do khó thở
- Ho, khò khè xuất hiện với tần suất nhiều khi bị cảm lạnh, cảm cúm,..
Triệu chứng của bệnh hen suyễn rất đa dạng, bệnh nhân đôi khi chỉ có vài biểu hiện nhất định. Tuy nhiên các triệu chứng này có thể nhanh chóng chuyển sang nặng khiến bệnh nhân bị bất tỉnh thậm chí đột tử.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn
Nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn là sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và yếu tố cơ địa. Một số nguyên nhân và yếu tố gây khởi phát cơn hen như:
- Các hạt nhỏ như bụi, phấn hoa, mạng nhện, lông động vật, khói,…
- Các loại vi rút, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Tập luyện quá sức, mang vác đồ quá nặng.
- Bị cảm cúm, cảm lạnh.
- Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá,…
- Sử dụng các loại thuốc như: chẹn Beta, aspirin, ibuprofen.
- Thường xuyên lo lắng, stress kéo dài và dễ xúc động.
- Bị thừa cân, béo phì.
- Bị các bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày,…
Bệnh hen suyễn có bị lây không?
Bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Vậy bệnh suyễn có bị lây không? Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Do lo lắng những người thân và người xung quanh bị lây bệnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh hen suyễn không phải là căn bệnh lây truyền từ người này sang người khác. Nhưng đây là một căn bệnh có tính di truyền. Vì vậy, bạn không cần lo lắng mình sẽ gây bệnh cho người xung quanh. Hãy yên tâm chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nếu thấy con em trong gia đình có dấu hiệu bị hen suyễn, bạn hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Các loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn
Để điều trị cơn hen suyễn, bệnh nhân thường được cho sử dụng các loại thuốc sau:
Các thuốc cắt cơn bao gồm:
Thuốc chủ vận Beta tác dụng ngắn (SABAs): Đây là loại thuốc giúp giãn phế quản và cắt cơn hen tại chỗ. Ví dụ như: thuốc Salbutamol, Terbutalin và Fenoterol.
Các thuốc dự phòng hen phế quản:
- Thuốc corticosteroid dạng hít: Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn do dị ứng. Thuốc có tính chất chống viêm nên thuốc có tác dụng giảm tình trạng viêm nhiễm ở phổi. Từ đó giúp giảm nguy cơ có cơn hen phế quản cấp ở người bệnh.
- Thuốc kháng Leukotriene: Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế các tác nhân gây viêm được tạo ra bởi hệ miễn dịch. Loại thuốc này thường dùng cho người bị hen phế quản chưa kiểm soát được cơn ho hoặc có viêm mũi dị ứng.
- Thuốc chủ vận Beta kéo dài: Cũng giống như loại thuốc SABAs nhưng thuốc này có tác dụng dài hạn. Loại thuốc này thường được kết hợp với corticoid có tác dụng kiểm soát, dự phòng cơn hen.
- Thuốc Omalizumab (Xolair): Đây là loại thuốc sử dụng trong điều trị hen dị ứng. Thuốc này được gắn kết với Globulin miễn dịch E (IgE) giúp làm giảm lượng IgE tự do gây kích hoạt các phản ứng dị ứng.
- Thuốc corticosteroid dạng uống: Là loại thuốc điều trị hen có tác dụng trong thời gian ngắn và đẩy lùi cơn hen cấp tính nhanh chóng. Tuy nhiên loại thuốc này sẽ gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
- Thuốc KISHO ASMA: Là loại thuốc Đông Y có thể điều trị tận gốc bệnh hen suyễn. Với 3 thành phần chính là tử tô tử, bột bồng bồng, bột rẻ quạt, rất an toàn đối với người bệnh, kể cả ở trẻ nhỏ.
Các loại thuốc này có tác dụng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ giảm các triệu chứng khi khởi phát cơn hen. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần xây dựng cho mình lối sống khoa học. Ngoài ra, bạn không cần lo lắng vấn đề “bệnh suyễn có bị lây không”, hãy sống thật lạc quan, vui vẻ để không bị tái phát bệnh.