Hen suyễn là tình trạng viêm mãn tính của đường thở. Bệnh có thể tái phát nhiều lần, nhất là khi thay đổi thời tiết. Bệnh tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời. Vậy người bị hen suyễn uống thuốc gì?
Bệnh hen suyễn do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây hen phế quản. Có thể là di truyền, cơ địa dị ứng, yếu tố môi trường, viêm đường hô hấp tái phát… Đặc biệt, các yếu tố gây ra cơn hen suyễn:
– Dị nguyên đường hô hấp: khói bụi, sương khói, khói xăng dầu, khói sơn, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, bọ sống trong đệm…
– Thực phẩm dễ gây dị ứng: tôm, cua, cá, sò ốc…, trứng, thịt gà, đậu phộng…
– Nguồn lây nhiễm: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở người bệnh cơ địa.
– Dị ứng thuốc: Trong đó, penicillin, cephalosporin… Hay bất kỳ loại thuốc giảm đau chống viêm, vitamin, protein nào… đều có thể gây dị ứng.
Nguyên tắc điều trị hen phế quản
Bệnh hen suyễn thường không thể chữa khỏi. Nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát nếu mọi người kiên trì điều trị. Điều trị hen cần kết hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để giúp ngăn chặn các cơn hen cấp tính.
Mục tiêu lâu dài của điều trị hen suyễn là:
- Kiểm soát tốt các triệu chứng hen suyễn và duy trì chức năng bình thường.
- Giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Bao gồm tử vong do hen suyễn, đợt cấp, hạn chế luồng không khí dai dẳng và tác dụng phụ của thuốc.
Điều trị hen là một chu trình liên tục. Bao gồm: đánh giá mức độ bệnh nhân, điều chỉnh thuốc và đánh giá đáp ứng. Điều trị hen có thể tăng bậc hoặc giảm bậc.
3 loại thuốc chính điều trị hen phế quản
– Thuốc kiểm soát bệnh hen suyễn dài hạn: Đây là những loại thuốc duy trì được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn. Chúng giảm nguy cơ các đợt cấp và giảm chức năng hô hấp bằng cách giảm viêm đường thở. Thuốc chủ yếu: Corticosteroid dạng hít, thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài, thuốc dạng hít kết hợp, leukotriene…Hiện nay có nhiều thuốc kiểm soát hen hiệu quả như Symbicort, Seretide… Đây là những biện pháp chủ yếu trong điều trị hen phế quản. Thuốc giúp kiểm soát hen hàng ngày, hạn chế cơn hen cấp xảy ra.
– Thuốc cắt cơn hen cấp tốc: Các loại thuốc này chỉ dùng để cắt cơn hen và làm giảm các triệu chứng khi người bệnh khó thở hoặc lên cơn hen. Mục tiêu nhằm cắt cơn nhanh chóng. Thuốc cắt cơn hen như: Ventolin, berdual, salbutamol…
– Điều trị phối hợp hen nặng: Đây là những thuốc cân nhắc khi bệnh nhân có triệu chứng hen dai dẳng, cơn kịch phát mặc dù đã điều trị tối ưu bằng thuốc ICS liều cao. Corticosteroid dạng hít làm giảm viêm đường thở, giúp cải thiện chức năng phổi) + LABA (thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài) và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ.
Nguyên tắc lựa chọn thuốc
Việc lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể phụ thuộc vào tuổi tác, triệu chứng, yếu tố khởi phát, giai đoạn hen và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám để bác sĩ đánh giá tình trạng kiểm soát hen của bệnh nhân. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch điều trị trong thời gian tới.
Bệnh hen suyễn rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu bệnh phát triển nhanh. Khi một người lên cơn hen suyễn, họ không đủ không khí để cung cấp oxy cho cơ thể. Nếu không có thuốc cắt cơn hen hoặc can thiệp cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, hôn mê, bất tỉnh, thậm chí tử vong.
Nếu người bệnh tiếp tục khò khè, khó thở sau điều trị hoặc có triệu chứng của cơn hen ác tính (khó thở tăng dần, cơn hen không dứt, khó nói do khó thở…) thì cần gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và điều trị kịp thời.
Nếu sau khi điều trị mà bệnh nhân vẫn tiếp tục thở khò khè, khó thở hoặc có các triệu chứng của cơn hen ác tính thì cần gọi xe cấp cứu. Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất bằng xe cấp cứu để điều trị kịp thời.
Cần làm gì để phòng tránh bệnh hen suyễn?
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không nuôi chó, mèo và các động vật khác trong nhà, tránh tiếp xúc với khói bụi…
- Bạn cần tránh thực phẩm đã từng bị dị ứng
- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.
- Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
- Đặc biệt lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc như aspirin và NSAID, vì chúng có thể dễ dàng kích hoạt cơn hen kịch phát.
- Chủ động tiêm vắc xin cúm, phế cầu, COVID-19 hàng năm.
- Xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hô hấp về mức độ bệnh nặng – nhẹ và xây dựng kế hoạch điều trị dự phòng phù hợp.
Lời kết
Chắc hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời: Người bị hen suyễn uống thuốc gì?. Bạn có thể tham khảo thuốc điều trị hen suyễn của Kisho Asma kết hợp Đông y và Tây y điều trị 100% bệnh. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.