Bệnh hen suyễn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và cũng có nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh hen suyễn. Vì vậy, cần xác định chính xác nguyên nhân của bệnh hen suyễn. Từ đó có cách điều trị đúng đắn tránh những biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh hen suyễn
Các triệu chứng hen suyễn ở mỗi người khác nhau. Một số người thỉnh thoảng lên cơn hen suyễn. Hoặc chỉ xuất hiện triệu chứng vào những thời điểm nhất định như trong khi vận động. Nhưng cũng có một số bệnh nhân liên tục đối diện với các triệu chứng liên tục. Các dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn đang tiến triển gồm:
- Khó thở, tức ngực, ho, thở khò khè có tiếng rít,…
- Cần dùng ống hít cắt cơn hen nhanh nhiều lần hơn.
Ở một số người, các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn trong một số tình huống nhất định như:
- Do tập thể dục, gắng sức làm việc.
- Cơn hen có thể trầm trọng hơn khi gặp không khí lạnh và khô.
- Bệnh hen suyễn nghề nghiệp.
- Bệnh hen suyễn do dị ứng gây ra bởi các chất trong không khí. Hoặc lông thú cưng, bụi bẩn, nấm mốc,…
Nguyên nhân gây hen suyễn
Tác nhân gây kích thích cơn hen
Tiếp xúc với các chất kích thích hay các chất gây dị ứng có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Các tác nhân gây hen khác nhau ở mỗi người như sau:
- Các chất trong không khí như phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, lông động vật,…
- Cảm lạnh, không khí lạnh.
- Hoạt động thể chất khi gắng sức.
- Một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, aspirin, ibuprofen.
- Kích động, cảm xúc bị kích thích.
- Sulphite và chất bảo quản được trong một số thực phẩm và đồ uống.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Yếu tố nguy cơ của bệnh hen suyễn
Giới tính
Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ dễ xảy ra ở bé trai hơn trẻ gái. Vì ống mở khí quản của trẻ trai nhỏ hơn trẻ gái. Điều này làm tăng các triệu chứng thở khò khè sau khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng truyền nhiễm khác. Tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở nam và nữ ở độ tuổi 20 là như nhau. Tuy nhiên, ở độ tuổi 40, phụ nữ dễ bị hen suyễn hơn nam giới.
Di truyền
Nếu ba hoặc mẹ mắc bệnh hen suyễn thì nguy cơ con cái mắc bệnh hen suyễn cũng cao hơn trẻ bình thường. Trên thực tế, tỷ lệ bị hen suyễn do di truyền là khá cao.
Dị ứng
Dị ứng và hen suyễn thường cùng tồn tại. Các chất gây dị ứng có nhiều khả năng gây ra bệnh hen suyễn. Các chất gây dị ứng như lông chó mèo, bụi bẩn và nấm mốc,… là những yếu tố bên ngoài làm khởi phát cơn hen phế quản.
Yếu tố môi trường
Ô nhiễm không khí, khói độc từ có thể gây dị ứng và hen suyễn. Đồng thời, khí ozone, khí ga là những chất ô nhiễm khiến người bị hen phế quản. Biến đổi khí hậu cũng có thể gây ra bệnh hen suyễn ở một số người. Không khí lạnh làm tắc nghẽn các ống khí quản và làm tăng sản xuất chất nhầy. Độ ẩm tăng cao cũng có thể khiến nhiều người khó thở.
Khói thuốc lá
Hút thuốc lá hay hít khói thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hít phải khói thuốc thụ động sẽ có các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng.
Phụ nữ mang thai
Sinh non cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ. Ngoài việc thận trọng với các yếu tố nguy cơ gây bệnh hen suyễn khi mang thai. Trong thời kỳ mang thai, bạn nên thường xuyên thăm khám bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc an toàn cho mẹ và thai nhi.
Viêm da Atopy
Viêm da Atopy có khuynh hướng phát triển bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng và hen suyễn. Viêm Atopy làm tăng độ nhạy cảm với các tác nhân dị ứng.
Cách phòng ngừa hen suyễn
Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Làm gián đoạn các hoạt động hàng. đi làm hoặc đi học. Những trường hợp nặng thậm chí phải nhập viện. Vì vậy người bệnh hen suyễn cần lưu ý những điều sau:
- Hen suyễn là một tình trạng bệnh cần được theo dõi và kiểm soát thường xuyên.
- Tiêm vắc-xin phòng cúm và viêm phổ. Đây là những nguyên nhân gây ra các cơn hen suyễn.
- Có rất nhiều tác nhân chất gây dị ứng ngoài môi trường. Do đó cần xác định và tránh các tác nhân này. Tìm hiểu nguyên nhân hoặc tác nhân gây cơn hen để phòng tránh.
- Chú ý các dấu hiệu cảnh báo của một cơn hen suyễn sắp xảy ra như ho nhẹ, thở khò khè hoặc khó thở. Nhưng vì chức năng phổi có thể giảm trước khi triệu chứng xuất hiện. Vì vật cần thăm khám thường xuyên.
- Nhận diện các triệu chứng hen suyễn để điều trị sớm và bạn không cần phải dùng nhiều loại thuốc.
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý thay đổi hoặc ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
- Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Kết,
Từ bài viết trên bạn chắc đã nắm được triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn nếu không được chẩn đoán và kiểm soát chặt chẽ sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh hen suyễn nên đi khám càng sớm càng tốt. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.