Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Việc xác định đúng nguyên nhân hen phế quản sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Hãy cùng Kisho Asma khám phá những nguyên nhân hen phế quản bạn nên tránh ngay trong bài viết này
Triệu chứng của hen phế quản
Các triệu chứng hen suyễn khác nhau ở mỗi người, với một số người thỉnh thoảng lên cơn hen suyễn chỉ xảy ra vào một số thời điểm nhất định, chẳng hạn như khi tập thể dục, nhưng một số người lại phải vật lộn mọi lúc. Các triệu chứng vẫn tồn tại, chẳng hạn như khó thở, đau ngực, khó chịu, v.v. Ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè, thở khò khè hoặc khò khè khi thở ra, ho dữ dội,…
Do đó, các dấu hiệu tiến triển của bệnh hen suyễn bao gồm:
- Các triệu chứng và dấu hiệu hen suyễn thường xuyên hơn và khó chịu hơn
- Khó thở tăng lên (có thể được kiểm tra bằng máy đo lưu lượng thở ra tối đa, giúp kiểm tra xem phổi hoạt động tốt như thế nào)
- Cần có thêm thuốc hít tác dụng nhanh.
Đối với một số người, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen phế quản xuất hiện đột ngột trong nhiều tình huống, chẳng hạn như:
- Hen phế quản do tập thể dục, tồi tệ hơn khi không khí lạnh và khô
- Bệnh hen nghề nghiệp gây ra bởi các chất kích thích tại nơi làm việc, chẳng hạn như khói hóa chất, khí đốt hoặc bụi than.
- Hen phế quản do dị ứng như phấn hoa, nấm mốc hay gián gây ra
Nguyên nhân hen phế quản
Một số nguyên nhân hen phế quản có thể được coi là khởi nguồn cho việc gây hen như sau:
Các tác nhân gây kích thích cơn hen phế quản
Khi bạn tiếp xúc với các chất kích thích khác nhau và chất gây ra dị ứng có thể gây hen. Những tác nhân gây kích thích các triệu chứng có thể bao gồm:
- Các chất có trong không khí, là nguyên nhân gây hen như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật,…
- Nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh
- Hoạt động thể chất nặng gây hen
- Sống trong môi trường không khí lạnh
- Không khí ô nhiễm, khói bụi
- Các loại thuốc chứa thành phần kích ứng
- Tiêu cực, căng thẳng, cảm xúc mạnh
- Các thực phẩm gây dị ứng
- Bệnh trào ngược dạ dày
Các nguyên nhân nguy cơ gây hen phế quản
- Do dị ứng
- Do di truyền
- Thừa cân
- Hút thuốc, tiếp xúc khói thuốc lá
- Tiếp xúc với khói thải, yếu tố do nghề nghiệp
Cách phòng tránh bệnh hen phế quản
Khi bạn đã xác định chính xác các nguyên nhân hen phế quản. Bạn có thể phòng tránh để tránh cơn hen phế quản xuất hiện làm ảnh hưởng sức khỏe
- Tuân thủ kế hoạch điều trị
- Tiêm vắc xin phòng cúm và viêm phổi hàng năm
- Xác định đúng các tác nhân gây bệnh với mình và tránh triệt để tiếp xúc các tác nhân gây hen
- Uống thuốc theo đơn
- Nhận diện và điều trị sớm
Cách điều trị hen phế quản
Hen phế quản không thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Nhưng với việc tuân thủ phác đồ điều trị nhằm kiểm soát tránh các cơn hen xuất hiện.
Ngoài việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh hen. Bệnh nhân cần kết hợp sử dụng thuốc, các phương pháp điều trị và theo dõi nhịp thở để quá trình điều trị được diễn ra đúng phác đồ và hiệu quả
- Sử dụng thuốc điều trị: Liều lượng và thuốc điều trị cần có sự hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ để đảm bảo điều trị tốt nhất
- Điều trị tại nhà: Tại nhà bạn có thể kết hợp việc sử dụng các sản phẩm Đông y, bài thuốc dân gian để hỗ trợ
- Điều chỉnh lối sống phù hợp để tránh gây ra tình trạng hen
- Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày nếu có
Lời kết
Hen phế quản thường xảy ra trong cuộc sống. Phát hiện nguyên nhân hen phế quản là điều cần thiết. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được hco bạn ngăn ngừa và điều trị hen phế quản tốt nhất. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.