Giai đoạn hiện nay bệnh suyễn đang trở thành một căn bệnh phổ biến. Bệnh suyễn gây cản trở cho nhiều cho người bệnh. Vậy bệnh suyễn và cách điều trị như nào cho đúng? Hãy cùng KISHO ASMA tìm hiểu sai lầm khi điều trị hen suyễn trong bài viết này.
Bệnh suyễn
Hen suyễn là bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Trong cơn hen suyễn, niêm mạc phế quản bị sưng, viêm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm làm hẹp đường thở, làm giảm luồng không khí vào và ra khỏi phổi.
Khi tình trạng phù trở nên nghiêm trọng, đường thở ngày càng hẹp lại. Lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng thở khò khè, khó chịu vô cùng.
Triệu chứng của hen suyễn
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể khác nhau. Một số biểu hiện lâm sàng khá biểu hiện ra bên ngoài nên dễ nhầm lẫn với một số bệnh phổi khác như lao phổi, giãn phế quản, COPD,… Dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân hen suyễn:
Ho, nhất là về đêm: Ho là phản ứng của cơ thể khi muốn tống xuất các chất tiết hoặc dị nguyên (như bụi, khói, phấn hoa, lông động vật…) từ môi trường.
Ho có thể xuất phát từ viêm xoang, cảm lạnh,… nhưng nếu ho kéo dài sẽ có thể xuất hiện các cơn ho.
Thở khò khè: Thở khò khè là tiếng rít hoặc âm thanh bất thường trong khi thở. Đây được coi là dấu hiệu cổ điển của bệnh hen suyễn. Đường đi của không khí qua phổi bị chặn bởi phế quản sưng lên, gây ra âm thanh khò khè. Đặc biệt khi bệnh nhân tiếp xúc với không khí lạnh dễ bị thở khò khè.
Sai lầm khi điều trị hen suyễn
Tự bỏ thuốc kháng viêm
Hen là hiện tượng viêm mạn tính của phế quản. Bệnh nhân phải sử dụng đồng thời thuốc kháng viêm (chữa gốc bệnh, phải dùng hằng ngày) và thuốc giãn phế quản (chữa triệu chứng, dùng khi có cơn hen). Người bệnh thường cảm thấy phiền phức khi phải dùng cùng lúc 2 loại ống hít hoặc khi thấy bệnh tạm ổn người bệnh dừng thuốc ngay. Vì vậy, bệnh không được can thiệp từ gốc.
Hiện thị trường đã có loại ống hít hai trong một (có cả thuốc kháng viêm và thuốc giãn phế quản). Loại này thường đắt hơn nhưng mang lại hiệu quả tốt hơn, giúp bệnh nhân dùng đều đặn cả 2 loại thuốc cần thiết.
Làm sai thao tác khi dùng ống hít
Việc hít hoặc xịt thuốc vào miệng được cho rằng là việc làm khá đơn giản. Thực ra, có rất nhiều sai lầm ở thao tác này bởi nhiều nhân viên nhà thuốc chỉ hướng dẫn sơ cách sử dụng. Tuy các ống hít đều kèm theo bản hướng dẫn nhưng ít người để ý đến nó, hậu quả là thao tác sai khiến hít không đủ sâu.
Thuốc trị hen chỉ có tác dụng khi được đưa sâu vào tận phế quản. Người bệnh chỉ đạt được điều này khi cố gắng hít thật sâu, giống người hút thuốc lào. Nếu hít rồi mà ở miệng, mũi có khói bay ra thì không hiệu quả.
Tự làm hỏng thuốc
Thuốc dùng cho ống hít có cả dạng nước và bột. Với ống hít thuốc bột, có loại phải nạp thuốc mỗi lần dùng, có loại đã nạp sẵn thuốc cho 60-100 lần hít.
Khi sử dụng loại hít nhiều lần, người bệnh chỉ được thở ra khi không ngậm ống hít. Nhưng nhiều người lại thở ra ngay cả lúc đang ngậm ống, khiến cho hơi nước từ miệng bay vào thuốc, gây ẩm, khiến thuốc mất tác dụng.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Sai lầm khi điều trị hen suyễn” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.