Hen suyễn (hen phế quản) là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Những kích động tinh thần như lo lắng, tức giận, căng thẳng có thể làm triệu chứng hen nặng thêm. Nếu không được cấp cứu kịp thời khi lên cơn hen cấp, bệnh nhân có thể tử vong. Vậy hãy tìm hiểu về bệnh hen suyễn là gì để phòng tránh hiệu quả nhé.
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn hay hen phế quản hoặc viêm niêm mạc phế quản tên tiếng anh là Asthma. Đây là tình trạng đường thở bị tổn thương như co thắt, phù nề, tăng tiết dịch ở niêm mạc phế quản.
Hiện tượng này khiến người bệnh khó thở, thở khò khè, nặng ngực và xuất hiện những cơn ho. Mỗi lần thở ra, hít vào, bệnh nhân nghe thấy tiếng rít. Hen suyễn mãn tính gây nhiều cản trở đến sinh hoạt hàng ngày.
Hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính của đường thở. Gia tăng kích ứng nếu tiếp xúc với các chất kích thích. Mức độ của bệnh hen suyễn được chia thành 4 cấp độ tương ứng với 4 tình trạng bệnh hen suyễn. Mức độ được bác sĩ xác định như sau: Hen nhẹ, hen trung bình, hen nặng và hen nguy kịch.
Các loại hen suyễn
Bệnh hen suyễn được chia thành nhiều loại với những đặc điểm khác nhau. Một số loại hen suyễn như:
- Hen suyễn dị ứng: Khi một người tiếp xúc với các chất gây dị ứng sẽ gây ra kiểu hen này. Các chất gây dị ứng thường gặp là lông thú cưng, phấn hoa, bụi nhà, thức ăn,… Bệnh này thường xuất hiện theo mùa.
- Hen không do dị ứng: Các yếu tố khởi phát là khói đốt gỗ, khói thuốc lá, không khí lạnh, ô nhiễm không khí, chất tẩy rửa,…
- Hen nghề nghiệp: Loại bệnh này do làm việc trong môi trường công nghiệp hóa chất,…
- Co thắt phế quản do tập thể dục (EIB): Co thắt phế quản xảy ra sau khi tập thể dục. Bị mắc EIB không có nghĩa là không mắc các loại hen suyễn khác.
- Hen suyễn do Aspirin (AIA): Bệnh này được kích hoạt khi dùng thuốc chống viêm không steroid, naproxen hoặc aspirin.
- Hen suyễn về đêm: Nhiều người bị hen suyễn có các triệu chứng nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
- Hen phế quản dạng ho (CVA): Loại hen suyễn này thường được đặc trưng chỉ do ho dai dẳng.
Triệu chứng báo hiệu bệnh hen suyễn
Các dấu hiệu của bệnh hen suyễn rất đa dạng và tuỳ vào từng đối tượng mà có dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên dấu hiệu hen có thể tương tự với một số bệnh phổi như lao, giãn phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính,…
Những triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện vào một số thời điểm nhất định hoặc khi tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Các dấu hiệu phổ biến của bệnh hen suyễn bao gồm:
- Thở khò khè: Tiếng thở khò khè là do không khí bị cản trở khi đi qua đường thở bị hẹp. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn.
- Thở gấp: Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen. Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân hoạt động cường độ cao.
- Da xanh xao, đổ mồ hôi: Vì cơ thể không được nhận đủ oxy. Dẫn đến da xanh xao, đổ mồ hôi nhiều.
- Cơn hen điển hình với biểu hiện ho nhiều về đêm.
Cách chẩn đoán bệnh hen suyễn
Nếu bạn nghi ngờ bị hen suyễn, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của bạn. Bạn sẽ được kiểm tra để xem hoạt động phổi như thế nào.
- Đo xoắn ốc: Kiểm tra hơi thở đơn giản này đo lượng khí bạn thở ra.
- Lưu lượng đỉnh: Máy đo lưu lượng đỉnh có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến tình trạng hen trở nên tồi tệ hơn. Hoặc đo hiệu quả phương pháp điều trị.
- Kiểm tra oxit nitric thở ra: Bạn thở qua một ống nối với máy đo lượng oxit nitric. Nếu đường thở của bạn bị viêm thì mức độ đo được có thể cao.
- Chụp X-quang phổi: Đây không phải là xét nghiệm hen suyễn. Nhưng bác sĩ có thể sử dụng để loại trừ các bệnh liên quan khác.
- Chụp CT ngực: Kỹ thuật này được sử dụng để xem xét bên trong phổi. Chụp cắt lớp vi tính có thể xác định các vấn đề như nhiễm trùng. Hoặc nguyên nhân làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp.
- Xét nghiệm dị ứng: Đây có thể là xét nghiệm máu hoặc da. Giúp phát hiện có bị dị ứng với vật nuôi, bụi, nấm mốc và phấn hoa. Từ đó có cách điều trị để ngăn ngừa các cơn hen hiệu quả.
Cách điều trị hen suyễn
Mục tiêu của điều trị hen suyễn là cắt cơn hen và ngăn chặn cơn hen tái phát đột ngột. Dù bệnh đã được kiểm soát nhưng người bệnh vẫn phải đi khám định kỳ để được điều chỉnh loại thuốc và liều lượng.
Thuốc để kiểm soát lâu dài bệnh hen suyễn chẳng hạn như corticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc hít phối hợp, theophylline, chất điều chỉnh leukotriene.
Tùy theo mức độ cơn hen mà bác sĩ kê đơn thuốc cho các giai đoạn sau:
- Cơn hen nhẹ và từng cơn: Người bệnh chỉ cần dùng thuốc khi khởi phát cơn hen. Hoặc thuốc điều trị kiểm soát cơn hen liều nhẹ.
- Mức độ trung bình: Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kiểm soát ICS hoặc thuốc giãn phế quản tác dụng dài liều lượng thấp.
- Mức độ hen nặng: Những bệnh nhân này được điều trị bằng thuốc kiểm soát ưu tiên ICS liều thấp. Với thuốc cắt cơn hoặc thuốc cắt cơn dạng xịt khi cần.
Kết,
Thuốc điều trị có thể là chìa khóa để kiểm soát bệnh hen suyễn. Nhưng bạn cũng nên kết hợp các biện pháp điều trị tại nhà để kiểm soát bệnh tốt hơn như sau:
- Tránh các tác nhân gây hen suyễn.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Thực hiện các bài tập thở để giảm sử dụng thuốc.
Bài viết trên là những thông tin bạn cần tìm hiểu về bệnh hen suyễn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!