Nếu bạn bị hen suyễn không được chăm sóc đúng cách thì sẽ diễn tiến thành mạn tính và nguy hiểm đến tính mạng. Hãy cùng Kisho tìm hiểu về cách trị hen suyễn đúng cách tại nhà, an toàn và hiệu quả trong bài viết sau đây nhé!
Bệnh hen suyễn là bệnh gì?
Hen hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng). Làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính” nghĩa là cũng cần nhiều thời gian.
Bệnh hen suyễn có triệu chứng như thế nào?
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh hen suyễn. Nhưng có thể do sự kết hợp của cả yếu tố môi trường và yếu tố cơ địa. Những yếu tố gây khởi phát cơn hen bao gồm:
- Các hạt nhỏ như phấn hoa, bụi xi măng, lông động vật…
- Các nhân tố gây nhiễm khuẩn đường hô hấp như vi khuẩn, virus.
- Hoạt động thể chất (làm tăng mức độ nặng của bệnh nếu tập không đúng cách).
- Không khí lạnh.
- Khói thuốc.
- Một số thuốc như chẹn Beta, aspirin, ibuprofen.
- Stress, lo lắng, xúc động.
- Nắp môn vị dạ dày đóng mở bất thường. Trào ngược dạ dày thực quản.
Sai lầm trong cách trị hen suyễn tại nhà
Bác sĩ cảnh báo những sai lầm thường gặp khi điều trị tại nhà của người bệnh hen suyễn, bao gồm: Không sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ. Sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên mà không dùng thuốc dự phòng. Tự ý ngưng thuốc. Không tránh các loại thực phẩm hoặc các yếu tố môi trường có thể gây hại…
“Những sai lầm này có thể khiến người bệnh nhanh chóng lên cơn hen cấp. Đôi khi khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có nguy cơ suy hô hấp, thậm chí khó thở dẫn đến tử vong.
Vì vậy, bệnh nhân hen suyễn nhất thiết cần tránh những sai lầm trên trong quá trình điều trị tại nhà.
Ai có khả năng bị bệnh hen suyễn?
Khác với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác. Hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Do đó, những người tiếp xúc với bệnh nhân hen suyễn không có nguy cơ mắc bệnh này. Về nguyên nhân, hiện vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân nào gây ra bệnh hen suyễn. Nhưng nhiều nghiên cứu nhận thấy một vài loại gen trong cơ thể người. Chúng có khả năng làm cho người đó có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Có 2 nhóm người có nguy cơ bị hen suyễn:
- Liên quan đến yếu tố gia đình (nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen suyễn thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó rất thấp, khoảng 10%). Nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen suyễ. Và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen suyễn).
- Liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).
Cách trị hen suyễn đúng cách tại nhà
Trong quá trình điều trị bệnh hen, nếu người bệnh ho thành tràng dài, khò khè và khó thở thì cần nhận biết đây là các triệu chứng. Cho thấy người bệnh có thể bị lên cơn hen cấp.
Khi đó cần dùng thuốc cắt cơn theo hướng dẫn của bác sĩ để làm dứt hoặc giảm các triệu chứng. Nên lặp lại thuốc cắt cơn mỗi 15-20 phút nếu triệu chứng chưa giảm.
Khi đã dùng thuốc cắt cơn 3 lần (trong vòng 1 giờ) mà triệu chứng không được cải thiện (hoặc nặng hơn sau 1-2 lần cắt cơn đầu tiên). Phải nhanh chóng liên hệ bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Trên đường di chuyển nên tiếp tục sử dụng thuốc cắt cơn mỗi 15-20 phút cho đến khi triệu chứng hen suyễn giảm đáng kể. Hoặc khi đến được cơ sở y tế.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Cách trị hen suyễn đúng cách tại nhà” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.