Hen phế quản là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến. Hen phế quản có nguy hiểm không? Gây ra những biến chứng nghiêm trọng nào cho cơ thể?
Bệnh hen suyễn là gì?
Hen phế quản (tên gọi khác là suyễn) là bệnh phổ biến nhưng chưa được quan tâm nhiều khiến bệnh tiến triển trầm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mắc các biến chứng nặng, nguy hiểm tính mạng.
Các biến chứng của hen phế quản bao gồm viêm phổi, suy tim, khó thở nặng, tình trạng ngưng tim và ngưng thở. Trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể cần phải nhập viện để điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe.
Hen phế quản có nguy hiểm không?
Hen phế quản (hay còn được gọi là suyễn) là một bệnh lý hô hấp mạn tính, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng của người bệnh. Khi bị cơn hen, đường phế quản của người bệnh bị co thắt. Gây khó khăn trong việc hít thở và làm giảm lượng không khí đi vào phổi. Kết quả là cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết, gây ra các triệu chứng như khó thở, khò khè.
Nếu gặp phải triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần can thiệp y tế khẩn cấp và nhập viện để theo dõi và điều trị. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị bất tỉnh, suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không kịp sử dụng thuốc giãn đường dẫn khí kịp thời hoặc điều trị. Như vậy, “bệnh hen suyễn có nguy hiểm không” thì câu trả lời là có.
Biến chứng bệnh hen phế quản
Trong trường hợp không được điều trị kịp thời hoặc không có sự can thiệp cấp cứu, hen phế quản có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng này bao gồm: nhiễm khuẩn phế quản; xẹp phổi; tràn khí màng phổi; tâm phế mãn tính; suy hô hấp, ngừng hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp những tác động khác từ bệnh hen phế quản kéo dài như sau:
Các dấu hiệu và triệu chứng cản trở giấc ngủ, công việc, học tập và các hoạt động khác.
Sự co hẹp vĩnh viễn của đường dẫn ảnh hưởng đến khả năng hô hấp.
Phải đến phòng cấp cứu và nhập viện do các cơn hen suyễn nặng.
Tác dụng phụ từ việc sử dụng lâu dài một số loại thuốc để ổn định hen suyễn nặng.
Phương pháp điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả
Chuyên gia cho biết, không thể điều trị dứt điểm hen suyễn. Ngăn ngừa đợt cấp và kiểm soát triệu chứng chính là mục tiêu trong điều trị bệnh, gồm:
Thuốc: Đối với người lớn, trẻ lớn mắc hen phế quản, cần điều trị thuốc kiểm soát hen có corticoid. Thường kết hợp thuốc kích thích beta giao cả. Dùng kéo dài làm giảm các đợt cấp nặng. Người bệnh hen suyễn nên chuẩn bị sẵn thuốc cắt cơn hen, phòng ngừa trường hợp lên cơn bất ngờ, không kịp xử trí.
Tránh các yếu tố gây kích ứng, thực hiện tốt việc phòng ngừa và điều trị các bệnh đồng mắc.
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định, thực hiện tốt lời dặn của bác sĩ
Đọc kỹ hướng dẫn, chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.
Trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh hen.
Theo dõi chi tiết triệu chứng và mức độ của các cơn hen.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Hen phế quản có nguy hiểm không?” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.