Hen phế quản là một trong những bệnh mãn tính về hô hấp phổ biến nhất ở nước ta. Số người mắc hen tăng dần theo từng năm do điều kiện môi trường sống và chế độ sinh hoạt. Hen phế quản không những có ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, mà nó còn gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kinh nghiệm chữa hen phế quản trong bài viết này nhé.
Những ai dễ bị mắc hen phế quản nhất?
Bất cứ ai cũng có thể mắc hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn). Tuy nhiên, có một số đối tượng dễ bị suyễn hơn hết, bao gồm:
- Trẻ nhỏ có bố hoặc mẹ hoặc cả hai có tiền sử hen suyễn
- Những người, đặc biệt là trẻ em thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp mà không được chữa trị triệt để và tái đi tái lại
- Người có cơ địa dễ dị ứng với các tác nhân ngoài (thức ăn, thời tiết, khói bụi,…)
- Những người sinh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại, hoặc phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
- Người hút thuốc
- Người không kiểm soát cân nặng tốt, béo phì
- Người đã từng mắc các bệnh hô hấp mãn tính
Bệnh hen phế quản có những nguy hiểm gì?
Đầu tiên, hen suyễn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của bệnh nhân. Bệnh nhân không thể hoạt động thể chất và chơi thể thao như người bình thường. Ngoài ra, họ phải luôn đề phòng các tác nhân có thể kích phát cơn hen cấp tính ngay xung quanh. Họ cũng phải bảo vệ sức khỏe kỹ hơn vì hệ hô hấp yếu hơn, rất dễ bị bệnh, nhất là vào thời gian giao mùa.
Hơn thế nữa, nếu không được theo dõi sát sao và dùng thuốc đúng hướng dẫn, hen phế quản có khả năng gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Vi vậy, kinh nghiệm chữa hen phế quản được bác sĩ khuyên chính là không được chủ quan. Bạn phải luôn chú ý đến tình trạng bệnh của mình và duy trì nó ở mức ổn định. Không nên để nó phát triển đến giai đoạn biến chứng. Những biến chứng thường gặp:
- Tâm phế mạn, khí phế thủng, suy tim
- Dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp
- Xẹp phổi, tràn khí màng phổi
- Suy hô hấp
- Nghiêm trọng nhất là tử vong
Kinh nghiệm chữa hen phế quản hiệu quả nhất
Muốn kiểm soát được hen phế quản và có cuộc sống bình thường nhất, bệnh nhân cần tuân thủ một số kinh nghiệm chữa hen phế quản sau đây.
Khám tại bệnh viện uy tín và tuân theo phác đồ điều trị
Đầu tiên, để xác định mức độ bệnh bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám chuyên sâu và xác định nguyên nhân kích phát hen. Tình trạng và cơ địa của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Vì vậy chúng ta không nên nghe theo lời khuyên từ người khác. Chỉ có lời khuyên của bác sĩ là chính xác nhất. Tại bệnh viện, bạn cũng sẽ được lên phác đồ điều trị phù hợp với bản thân bạn nhất.
Có chế độ ăn uống và ngủ nghỉ lành mạnh
Bạn cần ăn uống đủ chất và uống nhiều nước. Ăn nhiều rau xanh và trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin D. Chúng rất tốt cho hệ miễn dịch của bạn. Nó giúp cơ thể bạn khỏe khoắn hơn và đẩy lùi cơn hen tái phát.
Ngủ đủ giấc cũng giúp ích rất nhiều. Khi ngủ đủ giấc, tâm trạng và tinh thần của bạn sẽ thoải mái hơn, cơ thể cũng khỏe hơn. Các cơ quan trong cơ thể cũng phục hồi tốt hơn.
Giữ tâm trạng luôn vui vẻ
Stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến cơn hen cấp tính. Do đó, giữ tâm trạng vui vẻ là điều hết sức quan trọng. Đây là một trong những kinh nghiệm chữa hen phế quản mấu chốt. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, hãy tìm cách thư giãn đầu óc. Nghe một bản nhạc, xem một bộ phim, hoặc đi đâu đó vài ngày. Điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đến bệnh của bạn.
Tập luyện thể dục đều đặn ở cường độ hợp lý
Không phải cứ mắc bệnh suyễn là phải ngưng mọi hoạt động thể chất. Bạn cần phải vận động thích hợp để mọi hoạt động của cơ thể diễn ra trơn tru hơn. Cũng như sẽ giúp hệ hô hấp của bạn khỏe dần. Bác sĩ điều trị cho bạn sẽ nói bạn biết những bài tập có thể tập thường xuyên và mức độ tập được cho phép.
Xông hơi ướt cho mũi thường xuyên
Đây là mẹo hay ho mà không phải ai cũng biết về kinh nghiệm chữa hen phế quản. Xông hơi ướt định kỳ với nhiệt độ khoảng 45 độ C sẽ giúp đường thở được thông thoáng, dịch nhầy cũng loãng hơn. Việc đẩy dịch nhầy tắc nghẽn trong đường thở sẽ dễ dàng hơn. Nó giúp bạn thở thoải mái hơn và cũng giảm thiểu cơn hen.
Tái khám định kỳ
Mức độ bệnh của bạn có thể tăng hoặc giảm theo thời gian, tùy thuộc vào môi trường, cách sinh hoạt và dùng thuốc. Cho nên, bạn cần tái khám định kỳ đúng theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá đúng tình trạng bệnh và cho đơn thuốc mới.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm chữa hen phế quản cho bản thân và gia đình. Chúc bạn và người thân luôn khỏe mạnh. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hoặc bạn đang tìm kiếm một loại thuốc chữa hen suyễn lành tính, an toàn, hãy truy cập vào đây.