Ngoài việc tuân thủ điều trị hen phế quản theo phác độ từ bệnh viện, có thể kết hợp điều trị hen phế quản bằng một số cây thuốc chữa hen phế quản nhằm đạt hiệu quả kết hợp tốt giữa đông-tây y, ngăn ngừa bệnh tại phát.
Hen suyễn, viết tắt của hen phế quản, là một bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm và tăng phản ứng đường thở mãn tính. Cơ chế bệnh sinh là khó thở do co thắt phế quản. Biểu hiện của cơn hen phế quản là khò khè tái phát, khó thở, tức ngực, ho,… xuất hiện nhiều hơn về đêm.
Hiện nay, khoa học ghi nhận nhiều cây thuốc chữa hen phế quản hiệu quả có giá trị và đặc tính vượt trội trong điều trị hen phế quản. Cùng tìm hiểu nhé!
Top 5 cây thuốc chữa hen phế quản hiệu quả nhất hiện nay
Cam thảo
Trong suốt lịch sử, rất nhiều bài thuốc thảo mộc nổi tiếng đã sử dụng rễ cam thảo để giảm viêm, làm dịu các vấn đề tiêu hóa và điều trị các vấn đề về đường hô hấp trên.
Rễ cam thảo là bài thuốc dân gian hữu ích trong việc điều hòa và làm dịu đường thở. Loại thảo mộc này còn được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị bệnh hen suyễn. Tác dụng rõ thấy nhất là làm giãn phế quản và long đờm nhẹ.
Hiện nay, rễ cam thảo vẫn là một dược liệu phổ biến và có ở nhiều dạng. Bao gồm trà thảo mộc, kẹo, viên nang thảo mộc khô và chiết xuất chất lỏng. Xét về mặc hiệu quả, cam thảo hoạt động bằng cách giảm độ nhớt của chất nhầy để hỗ trợ long đờm..
Bạn có thể dùng ngày công thức trà thảo mộc từ rễ cam thảo sau đây để trị hen suyễn hiệu quả:
- 1 muỗng cà phê rễ cam thảo
- ½ muỗng cà phê lá bạc hà
- 1 muỗng cà phê gừng tươi
- Thêm một chút mật ong.
- Nhâm nhi từ từ để trà có tác dụng.
Cây thuốc chữa hen phế quản – Bạch quả
Đây là một trong những cây thuốc chữa hen phế quản hiệu quả nhất hiện nay. Bạch quả có một loạt các thành phần vô cùng tốt với sức khỏe. Đối với người bị hen suyễn, bạch quả có tác dụng ức chế PAF (yếu tố kích hoạt tiểu cầu). Đây là một chất cảm ứng mạnh mẽ của quá trình kết tụ tiểu cầu và các phản ứng phản vệ.
Các loại thảo mộc tự nhiên kích thích hoạt động chống PAF được biết đến là hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn rất hiệuq qủa. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng liều 600mg bạch cầu được nghiền thành bột có thểlàm giảm mẫn cảm đường thở ở bệnh nhân hen suyễn.
Cách làm trà bạch quả trị hen suyễn:
- 100g lá bạch quả khô
- 100g quả bạch quả
- 1 thìa Mật ong
- Đun sôi từ 5 -7 phút lá và quả. Sau đó chắt lấy nước và thêm mật ong vào.
Cây thuốc chữa hen phế quản – Nghệ
Trong một thử nghiệm ở Ấn Độ, 60% bệnh nhân hen suyễn được cho dùng 6-12gram bột nghệ cho thấy các triệu chứng của hen suyễn thuyên giảm đáng kể. Curcumin là một chất chống viêm mạnh mẽ trong cả tình trạng cấp tính và mãn tính, và nó được cho là hoạt động trên nhiều con đường sinh học để giảm viêm.
Hoàng cầm
Rễ của cây hoàng cầm đã được sử dụng trong y học cổ truyền cho nhiều bệnh khác nhau bao gồm cả bệnh hen suyễn. Hoàng cầm có chứa các dẫn xuất flavone bao gồm baicalin, wogonin và baicalein. Các hoạt chất này ức chế sự giải phóng histamine từ các tế bào mast trong ống nghiệm. Từ đó có hiệu qủa lớn trong việc điều trị hen suyễn.
Cây thuốc chữa hen phế quản – Lá trầu không
Bệnh hen suyễn là một vấn đề liên quan đến hô hấp nhưng cũng liên quan mật thiết đến viêm. Vì lá trầu không có đặc tính chống viêm nên chúng có thể giúp ích cho những bệnh nhân bị hen suyễn. Hen suyễn thường được kích hoạt bởi histamine trong hệ thống đường thở. Lá trầu có đặc tính kháng histamine, giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh hen suyễn. Dầu trầu không cũng có thể được sử dụng để chữa hen suyễn cực hiệu quả.
Bệnh hen phế quản nên phòng ngừa như thế nào?
Giữ môi trường không gian sạch sẽ
Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường nơi bệnh nhân nằm mọi lúc để không khí lưu thông. Vi khuẩn, vi rút, bụi bẩn,… mang theo trong không khí là nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn. Việc hình thành bệnh hen suyễn liên quan đến việc đường hô hấp của người bệnh bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại. Vi khuẩn và vi rút lây nhiễm sẽ gây tổn thương bề mặt niêm mạc của đường hô hấp. Từ đó dẫn đến tăng phản ứng hô hấp.
Tập thể dục nhiều hơn để tăng cường thể chất
Nhiều người bị hen suyễn nghĩ rằng tập thể dục sẽ làm tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn nên nhiều người tránh tập thể dục. Thực tế, cách làm này là sai lầm. Bệnh nhân hen suyễn cũng có thể tập thể dục điều độ, lợi ích cho cơ thể nhiều hơn hẳn những bất lợi.
Tránh xa các chất gây dị ứng
Người bệnh cần tránh tiếp xúc với dị nguyên trong cuộc sống. Bởi dị nguyên như bụi hay phấn hoa cũng có thể làm bùng phát cơn hen cho người bệnh.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Top 5 cây thuốc chữa hen phế quản hiệu quả nhất hiện nay” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé