Bé bị hen suyễn phải làm sao? Trẻ nhỏ bị hen suyễn có chữa được không? Là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Bởi hen suyễn là bệnh lý nguy hiểm với trẻ. Nếu không có phương pháp điều trị đúng cách, bệnh tình của trẻ có thể tiến triển nặng hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng. Để giải đáp những thắc mắc trên, xin mời quý phụ huynh tham khảo bài viết dưới đây.
Tổng quan về bệnh hen suyễn ở trẻ
Hen suyễn hay còn gọi là bệnh hen phế quản, là bệnh lý mạn tính của đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Cơn hen khởi phát khi trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng. Lúc này ống thở sẽ viêm nhiễm, sưng tấy, phù nề. Cơ trơn co thắt liên tục khiến lượng dịch nhầy tiết ra nhiều gây cản trở ống thở. Trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở,…
Một số triệu chứng thường gặp khi bé bị hen suyễn
Khi bị hen suyễn, trẻ em sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
- Trẻ bị ho nhiều lần, ho liên tục từng cơn. Đặc biệt các cơn ho thường xuất hiện về đêm và gần sáng, nhất là vào thời tiết lạnh. Ho là phản ứng của cơ thể để đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên ra ngoài. Triệu chứng ho cũng là biểu hiện thường thấy của các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh hen suyễn.
- Khi trẻ thở có tiếng khò khè, thở kèm tiếng rít và tiếng huýt sáo. Đây là biểu hiện thường gặp của bệnh hen suyễn. Bởi ống phế quản bị phù nề và có dịch nhầy khiến không khí qua phế quản bị cản trở, tạo nên âm thanh khò khè.
- Trẻ xuất hiện tình trạng khó thở, hơi thở nhanh và gấp. Hiện tượng này xảy ra do đường thở bị thu hẹp, lượng không khí vào phổi giảm. Người bệnh bị khó thở, thở nhanh khi vận động, tập thể dục như leo cầu thang, chạy bộ, chơi cầu lông,…
- Sắc mắt của trẻ nhợt nhạt, ra mồ hôi nhiều. Do cơ thể không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết nên trẻ mệt mỏi, thiếu sức sống.
Bé bị hen suyễn phải làm sao?
Xây dựng lối sống khoa học cho trẻ
Khi bé bị hen phế quản, bố mẹ cần chú ý những điều sau.
- Không nuôi hay cho trẻ chơi đùa, tiếp xúc gần với các loại thú cưng như chó, mèo… Người lớn không nên hút thuốc là khi có trẻ nhỏ ở đó.
- Thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, phòng ngủ, đồ chơi của trẻ.
- Cho trẻ mặc quần áo ấm khi thời tiết thay đổi vào mùa lạnh.
- Không nên cho trẻ sinh hoạt hay vui chơi tại những nơi có không khí ô nhiễm, cạnh khu công trường, khu công nghiệp hóa chất.
- Không nên cho trẻ chơi thể thao hoặc hoạt động quá sức.
- Giữ tâm lý trẻ thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng.
- Khi ra ngoài nên cho trẻ đeo khẩu trang, cho kín mũi, miệng.
- Chú ý chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ.
- Hạn chế dùng các loại thuốc xịt như nước hoa thơm phòng, thuốc xịt côn trùng,…
- Cần dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp nơi ngủ của trẻ.
- Không nên sử dụng gối lông.
- Thường xuyên giặt chăn mền bằng nước nóng và phơi khô ngoài nắng.
- Nên dùng máy lọc không khí.
Cần làm gì khi trẻ lên cơn hen?
Bố mẹ và trẻ cần nhận biết các dấu hiệu khi cơn hen khởi phát như: ho, khó thở, đau tức ngực, ho về đêm,… Khi cơn hen khởi phát, bé cần được sử dụng thuốc giãn phế quản dạng hít kịp thời. Sau đó, bố mẹ cho trẻ ngồi nghỉ ngơi tại nơi thoáng khí. Không nên nằm vì sẽ cản trở không khí vào phổi.
Nếu sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản mà trẻ vẫn cảm thấy khó thở, ngực đau tức, hơi thở của trẻ nặng nọc, cánh mũi phập phồng, co kéo vùng xung quanh sườn và cổ khi thở, môi và ngón tay tím tái,…. Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Tránh để lâu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Điều trị bằng thuốc
Trẻ bị hen suyễn có thể sử dụng thuốc Tây y để kiểm soát triệu chứng của bệnh hen như: thuốc chủ vận Beta tác dụng ngắn, Corticosteroid dạng hít, thuốc kháng Leukotriene,…. Tuy nhiên nếu để trẻ sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh thuốc Tây y, KISHO ASMA luôn là thuốc điều trị dứt điểm hen suyễn được nhiều bậc phụ huynh tin dùng cho trẻ. Là thuốc Đông y với 3 thành phần chính là tử tô tử (tía tô), bột bồng bồng, bột rẻ quạt rất an toàn và lành tính cho trẻ. Sau 3-4 tháng sử dụng KISHO ASMA, bệnh hen của trẻ sẽ suy giảm đáng kể, tần suất cơn hen giảm đi, trẻ có thể bỏ thuốc Tây y.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích để giải đáp thắc mắc “Bé bị hen suyễn phải làm sao?”. Nếu quý phụ huynh còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh hen suyễn ở trẻ hãy liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ.