Bệnh hen (hen suyễn), là một bệnh đường hô hấp mạn tính. Bệnh có những tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Nhiều người lo lắng và thắc mắc: Bệnh hen có bị lây nhiễm không? Có di truyền và nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh. Cùng tham khảo nhé!
Bệnh hen có bị bệnh lây nhiễm không? Triệu chứng của bệnh là gì?
Bệnh hen là gì?
Bệnh hen (hen suyễn) là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề, niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm rãi và co thắt cơ trơn phế quản đặc biệt xảy ra khi gặp các tác nhân kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp gây ho, khó thở, khò khè và nặng ngực.
Triệu chứng của bệnh hen
Đa số những người bị hen có những triệu chứng sau:
- Ho: có thể kéo dài và xảy ra thường xuyên. Đây là một trong những dấu hiệu nặng của cơn hen về đêm.
- Khò khè: Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh. Không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè.
- Đau thắt ngực.
- Khó thở: đường thở bị thu hẹp nên gây ra tình trạng khó thở.
- Hơi thở rất nhanh và gấp: đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh. Triệu chứng này sẽ xuất hiện nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều hoặc bị sốc tinh thần, tâm lý.
- Mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi.
Bệnh hen có phải bệnh dễ bị lây nhiễm không?
Bệnh hen là bệnh liên quan đến đường hô hấp, các triệu chứng xảy ra đột ngột, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy không ít người quan tâm: bệnh hen có phải là bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan không?
Câu trả lời là: Bệnh hen hoàn toàn không dễ lây lan như mọi người vẫn nghĩ.
Thực tế, bệnh lý này không do virus hay vi khuẩn gây nên, bệnh thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp mạn tính vô khuẩn.
Chúng ta không cần phải lo lắng “bệnh hen có lây không”, mà hãy yên tâm chăm sóc cũng như dùng chung đồ dùng sinh hoạt hàng ngày với người mắc bệnh hen.
Bệnh hen có tính di truyền không? Nguyên nhân dẫn đến việc mắc bệnh hen là do đâu?
Theo nhiều nghiên cứu thì bệnh hen có khả năng liên quan tới di truyền. Người có tiền sử gia đình bị hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Tuy nhiên bệnh này vẫn không có tính di truyền tuyệt đối 100% mà còn tùy vào cơ địa của từng người.
Nhiều chuyên gia lí giải tác nhân gây bệnh có sự phối hợp giữa yếu tố môi trường lẫn di truyền.
Yếu tố môi trường và dị nguyên gây hen rất đa dạng và khác nhau, như:
- Dị ứng đường hô hấp: Các tác nhân từ môi trường: bụi bẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá…
- Dị ứng thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen (aspirin, penicillin,…)
- Tác nhân nhiễm khuẩn: Thường xuyên nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng là nguyên nhân chính gây nên hen.
- Yếu tố tâm lý: Nhiều người lầm tưởng rằng tâm lý sẽ chẳng liên quan gì đến chứng bệnh này. Những chấn thương tâm lý, tình cảm… có thể là nguyên nhân làm các bệnh lý hô hấp mạn tính tiến triển thành bệnh hen.
Bệnh hen có thật sự nguy hiểm không?
Bệnh hen là một căn bệnh nguy hiểm
Trong thời gian ngắn diễn ra cơn hen, người bệnh không được cung cấp đủ oxy dẫn đến bất tỉnh. Nếu không nhanh chóng can thiệp thông đường thở, hỗ trợ thuốc giãn đường dẫn khí hoặc công cụ hỗ trợ thở, bệnh nhân có thể tử vong.
Hen kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, xẹp phổi, suy tim…
Làm sao để kiểm soát bệnh ?
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh này. Cách tốt nhất mà người mắc phải bệnh hen có thể làm là kiểm soát bệnh thật tốt.
Bệnh nhân nên xác định được nguyên nhân gây bệnh, chủ động phòng tránh. Bên cạnh đó cần biết kết hợp với chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể chất hợp lý.
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân nên sử dụng thêm thuốc dự phòng để giảm thiểu tần suất tái phát và tránh tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bệnh hen có lây nhiễm không?”. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh hen hay liệu trình điều trị hen, hãy liên hệ với KISHO ASMA qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ nhanh nhất.