Bệnh viêm phế quản là một trong những căn bệnh dễ xuất hiện khi thời tiết thay đổi bất thường. Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để rất dễ dẫn đến các biến chứng về đường hô hấp. Các bạn theo dõi tiếp bài viết dưới đây để nắm rõ dấu hiệu viêm phế quản ở người lớn nhé.
Viêm phế quản là gì?
Phế quản là một đường dẫn khí nằm ở đường hô hấp dưới. Đây là cơ quan nối tiếp dưới khí quản và phân chia thành các nhánh nhỏ trong phổi tạo thành cây phế quản để dẫn khí đến phổi.
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của phế quản. Để dễ dàng trong việc điều trị viêm phế quản được chia thành 2 dạng:
- Viêm phế quản cấp tính: Ở giai đoạn này niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm nhưng chưa sự có tổn thương.
- Viêm phế quản mãn tính: Đây là giai đoạn tiến triển của tình trạng viêm phế quản cấp tính. Do ống phế quản liên tục bị kích thích co thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản mãn tính thường kéo dài vài tháng đến vài năm.
Dấu hiệu viêm phế quản ở người lớn
Người bị viêm phế quản thường có các dấu hiệu điển hình dưới đây:
- Ho: Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của bệnh viêm phế quản là ho. Tuy nhiên, đây không phải là một triệu chứng cụ thể vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác về đường hô hấp. Cơn ho cho phép bác sĩ đánh giá phần nào của đường thở bị viêm. Bệnh nhân có thể ho khan, ho có đờm hoặc ho từng đợt.
- Sốt: Bệnh nhân viêm phế quản có triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt có thể từng cơn hoặc dai dẳng. Một số trường hợp bệnh nhân không có các triệu chứng này.
- Tiết đờm: Việc đờm có trong đường thở là do phản ứng viêm. Màu sắc của đờm có thể là xanh, vàng hoặc trắng.
- Thở khò khè: Thành phế quản bị phù nề do lòng phế quản bị hẹp hay hẹp cơ trơn phế quản. Không khí đi qua các khe hẹp trong phế quản gây ra hiện tượng thở khò khè.
Dấu hiệu điển hình của viêm phế quản là ho, sốt, thở khò khè,…
Viêm phế quản có lây không?
Một trong những nguyên nhân viêm phế quản đang trở thành một căn bệnh phổ biến là do lây lan. Theo các chuyên gia, virus hợp bào gây bệnh viêm phế quản rất dễ lây lan qua đường không khí. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, căn bệnh này có thể trở thành dịch. Bệnh viêm phế quản có thể lây qua hai con đường:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Khi nói chuyện, hắt hơi, ho thì nước bọt văng vào không khí và lây cho người đối diện.
- Lây lan qua đồ vật: Nếu bạn dùng chung đồ với người bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như chén dĩa, ly uống nước, khăn mặt,… Các nghiên cứu cho bết virus hợp bào có thể tồn tại trên đồ vật, không khí trong vài giờ.
Điều trị viêm phế quản như thế nào?
Chẩn đoán bệnh
Do các triệu chứng viêm phế quản cũng khá dễ nhận biết nên bệnh nhân có thể được chẩn đoán và xác nhận thông qua khám lâm sàn. Nhưng trong một số trường hợp, nếu bạn có các triệu chứng giống như viêm phổi thì bác sĩ sẽ chỉ định làm vài xét nghiệm khác để xác định chính xác như: Nghe phổi, xét nghiệm máu, phân tích mẫu đờm hoặc xét nghiệm chức năng phổi,…
Điều trị
Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn mà cách điều trị cũng khác nhau. Có đến 90% nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản phổi ở người lớn là do virus nên không cần dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn dưới khuyến cáo của bác sĩ. Trong trường hợp do virus gây bệnh thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng virus. Ngoài ra, người bệnh sẽ được kê thuốc làm giảm triệu chứng như:
- Paracetamol và ibuprofen giúp hạ sốt.
- Thuốc làm loãng đờm, long đờm như carbocysteine, acetylcysteine, bromhexine,… Nếu người bệnh có đờm đặc hoặc lượng đờm trong cổ họng quá nhiều.
- Thuốc kháng histamine, thuốc giảm ho.
- Thuốc giãn phế quản.
- Thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp
Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản ở người lớn thường bùng phát ở những thời điểm giao mùa. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị, mỗi người cần chủ động phòng tránh bệnh viêm phế quản bằng các biện pháp như:
- Tiêm phòng vắc-xin tránh các chủng virus và vi khuẩn liên quan đến đường hô hấp.
- Tránh xa các tác nhân đến từ môi trường như khói bụi, hóa chất, chất, lông đông vật,…
- Giữ ấm cơ thể vào mùa đông hoặc khi trời nóng lạnh bất thường.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. Điều này giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, virus và nấm mốc gây ra các bệnh về đường hô hấp.
- Điều trị triệt để các bệnh viêm nhiễm liên quan đến đường hô hấp, bệnh phổi để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục thường xuyên.
Cách tốt nhất để chữa viêm phế quản là phòng ngừa để không bị viêm phế quản
Kết,
Ở giai đoạn khởi phát, các dấu hiệu viêm phế quản ở người lớn ít gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu chủ quan và không điều trị kịp thời sẽ xuất hiện những biến chứng tiêu cực cho hệ hô hấp. Vì vậy ngay khi xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ của bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.