Bạn đang đau đầu về căn bệnh hen suyễn của mình. Uống thuốc dai dẳn nhưng không hết bệnh hoặc trở nên nặng hơn. Có thể do bạn đang dùng thuốc sai cách và không điều trị đúng theo lời bác sĩ. Bạn thắc mắc bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?
Vậy hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nghe chuyên gia giải đáp thắc mắc rằng bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không nhé!
Các tác nhân gây hen suyễn
Khi bạn bị hen suyễn, đường thở của bạn phản ứng với một số thứ trong thế giới xung quanh, gọi là tác nhân gây hen. Những tác nhân này gây triệu chứng hoặc làm bệnh tiến triển tồi tệ. Tác nhân gây hen suyễn có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng như viêm xoang, cảm lạnh, cúm.
- Các chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, bụi, mạt nhà.
- Các chất kích ứng như nước hoa, dung dịch vệ sinh.
- Ô nhiễm không khí.
- Khói thuốc lá.
- Không khí lạnh hoặc thay đổi thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Các cảm xúc mạnh như buồn, lo lắng, căng thẳng, cười…
- Thuốc aspirin.
- Chất bảo quản thực phẩm được gọi là sulfite, được tìm thấy trong thực phẩm như tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh, chanh đóng chai…
Xem thêm: Các loại thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay
Các yếu tố nguy cơ gây hen suyễn
Trước khi tìm hiểu cụ thể bệnh hen suyễn có chữa được không hay dùng thuốc chữa hen suyễn như thế nào, bạn cần nắm các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn bao gồm:
- Di truyền: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh hen suyễn, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này.
- Tiền sử nhiễm virus: Những người có tiền sử nhiễm virus nghiêm trọng trong thời thơ ấu (ví dụ như RSV) có thể có nhiều khả năng mắc bệnh.
- Trong gen có yếu tố hen suyễn.
- Trẻ nam có nhiều khả năng bị hen suyễn hơn trẻ nữ. Ở thanh thiếu niên và người lớn, bệnh phổ biến hơn ở nữ giới.
- Do yếu tố công việc.
- Tình trạng khác như dị ứng, nhiễm trùng phôi.
- Các tình trạng khác như nhiễm trùng phổi, béo phì.
- Giả thuyết vệ sinh: Lý thuyết này giải thích rằng, trong những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh không tiếp xúc đủ với các loại vi khuẩn có thể dẫn tới hệ thống miễn dịch của chúng không đủ mạnh để chống lại các tình trạng dị ứng, trong đó có bệnh hen suyễn.
Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?
Bệnh hen không thể khỏi được nhờ điều trị
Điều trị bệnh hen không giúp chữa khỏi được bệnh hen. Tuy nhiên, điều trị bệnh hen giúp kiểm soát tốt bệnh hen: giúp người bệnh hen không có triệu chứng hen và giúp bệnh hen không diễn biến nặng hơn.
Một số trường hợp bệnh hen có thể tự khỏi được nhờ diễn tiến tự nhiên của bệnh
Thường là xảy ra ở thể bệnh hen khởi phát từ bé. Bệnh hen khởi phát ở trẻ em thường tự giới hạn và có tiên lượng tốt hơn là hen khởi phát vào tuổi trưởng thành.
- 1⁄2 trường hợp trẻ em khởi phát bệnh hen vào tuổi nhỏ, người ta thấy có đến hết hẳn triệu chứng vào tuổi trưởng thành.
- 1⁄4 trường hợp bệnh hen chỉ ở mức nhẹ – bậc 1 chỉ cần tránh các yếu tố kích phát cơn hen là có thể kiểm soát tốt bệnh.
- 1⁄4 trường hợp là vẫn còn triệu chứng hen nặng vào tuổi trưởng thành.
Từ 10 tuổi trở đi nếu diễn tiến tốt các triệu chứng hen sẽ nhẹ và thưa dần đi. Tuy nhiên người trưởng thành có tiền sử bị hen từ bé vẫn có nguy cơ bị mắc hen trở lại nhiều hơn người không có tiền sử hen từ bé.
Các yếu tố kích thích cơn hen
Bệnh hen giao động rất nhiều theo thời gian, thay đổi lúc nặng, lúc nhẹ. Xen kẽ quá trình tiến triển là các đợt hen kịch phát.
Việc tiếp xúc với các chất gây kích thích hoặc gây dị ứng khác nhau có thể gây ra các đợt hen kịch phát. Các yếu tố kích thích cơn hen khác nhau tùy người và có thể bao gồm:
- Chất gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa, lông thú, nấm mốc, gián và ve bụi
- Phản ứng dị ứng với thức ăn, như hải sản hoặc sữa
- Do không khí lạnh. Viêm nhiễm đường hô hấp, như cảm lạnh
- Hoạt động thể dục (hen suyễn do vận động)
- Ô nhiễm không khí, như khói
- Do một số loại thuốc, như thuốc chẹn beta, aspirin, ibuprofen và naproxen
- Những cảm xúc mạnh hay căng thẳng (stress)
- Sản phẩm chứa lưu huỳnh hoặc chất bảo quản trong một số thực phẩm và nước giải khát
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), là tình trạng mà acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Chu kỳ kinh nguyệt ở một số phụ nữ.
Xem thêm: Cách chữa hen phế quản dân gian