Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản ở trẻ em là một bệnh lý về đường hô hấp. Gây co thắt phế quản và tăng tiết chất nhầy khiến trẻ khó thở. Nguyên nhân của bệnh do nhiều yếu tố gây ra, đặc biệt là sự kết hợp giữa cơ địa và môi trường sống. Chính vì vậy cần tìm ra nguyên nhân và cách chữa bệnh hen suyễn cho trẻ em càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Tổng quan hen suyễn cho trẻ em
Hen suyễn ở trẻ em xảy ra khi phổi và đường thở bị viêm khi tiếp xúc với một số tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn như hít phải phấn hoa cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Hen suyễn ở trẻ em có thể gây cản trở sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Ở một số trẻ, tình trạng hen suyễn không được kiểm soát có thể gây ra những cơn hen đột ngột nguy hiểm.
Bệnh hen suyễn ở trẻ em tương tự như ở người lớn, nhưng trẻ em phải đối mặt với khó chịu nhiều hơn vì sức đề kháng yếu. Bệnh hen suyễn ở trẻ em không thể chữa khỏi và các triệu chứng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nhưng bệnh có thể kiểm soát được các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương cho phổi.
Cách chữa bệnh hen suyễn cho trẻ em tại nhà
Củ cải trắng kết hợp mật ong
Rửa sạch 0.5 kg củ cải trắng, cắt nhỏ và ép lấy nước. Rửa sạch 100 gam gừng, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ và cho vào nước củ cải. Nấu khoảng 10 phút thì cho 150 ml mật ong vào. Khuấy đều rồi đun sôi trở lại, sau khi nguội thì rót ra chai dùng dần. Cho bé uống liên tục trong khoảng 3 ngày để giảm các triệu chứng ho, thở khò khè,…
Cách chữa bệnh hen suyễn cho trẻ em bằng củ cải và mật ong
Chanh và mật ong
Chuẩn bị 1 kg chanh vàng sau khi rửa sạch với muối, ngâm nước sôi 30 phút. Đường phèn giã nhỏ cho dễ tan. Chanh để vỏ và cắt thành từng lát mỏng, xếp 1 lớp chanh và 1 lớp đường phèn cho đến khi hết. Sau đó đổ mật ong ngập mặt chanh. Đậy chặt nắp kín và sử dụng trong vòng 1 tháng.
Cách dùng: Mỗi sáng pha 1 thìa cà phê chanh mật ong cho trẻ uống để điều trị hen suyễn. Đối với các triệu chứng nặng nên uống 3 thìa chanh mật ong mỗi ngày. Thức uống này giúp làm loãng đờm, làm dịu và nhanh chóng cắt cơn hen suyễn.
Dầu khuynh diệp
Hàm lượng hoạt chất eucalyptol cao trong tinh dầu khuynh diệp giúp loãng đờm và thông mũi hoàn toàn. Nhờ đó, đường thở của trẻ thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hô hấp. Ngoài ra, sử dụng dầu khuynh diệp để xoa bóp khi trẻ bị hen phế quản rất hữu ích. Cách sử dụng như sau:
- Khi trẻ lên cơn hen, ba mẹ hãy nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp lên ngực. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ trong vòng 2-5 phút để làm ấm lồng ngực. Tác dụng chống viêm của tinh dầu khuynh diệp giúp làm dịu ngay các triệu chứng viêm tiểu phế quản ở trẻ.
- Ngoài ra bạn cũng có thể thoa một ít dầu khuynh diệp lên gối nơi trẻ ngủ. Hương thơm của dầu khuynh diệp giúp bé dễ thở hơn khi ngủ.
Tỏi hấp mật ong
Bóc vỏ 3-5 tép tỏi và đập dập. Sau đó hấp với 3 muỗng mật ong khoảng 10 phút. Chắt lấy nước để nguội, cho vào lọ và dùng dần trong 1 tuần. Đối với trẻ em, uống 1-2 muỗng cà phê tỏi mật ong 2-3 lần/ngày.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ hen suyễn
Thực phẩm nên ăn
- Các thực phẩm vitamin C, D, A: Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, súp lơ xanh,… Giúp trẻ giảm khò khè và các triệu chứng của viêm mũi dị ứng nhờ lượng lớn chất chống oxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin D như sữa, nấm, cá hồi rất cần thiết trong chế độ ăn uống để giúp kiểm soát bệnh hen suyễn. Trẻ em bị hen suyễn, ăn thực phẩm giàu vitamin D giúp giảm nhiễm trùng hô hấp. Theo các chuyên gia, trẻ bị hen suyễn có lượng vitamin A trong máu thấp hơn so với trẻ bình thường. Điều này làm suy giảm đáng kể khả năng hoạt động bình thường của phổi. Vì vậy, để phổi luôn khỏe mạnh, trẻ nên ăn những thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, rau lá xanh đậm, dứa, cà chua,…
- Thực phẩm giàu magie: Không thể bỏ qua thực phẩm chứa nhiều magie trong danh sách trẻ bị hen suyễn nên ăn. Đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho người bệnh hen suyễn bởi đặc tính kháng viêm, giảm sưng tấy. Thực phẩm giàu magie gồm: các loại hạt, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, bơ, các loại đậu,…
- Thực phẩm chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa tổn thương phổi. Chất này thường có trong các loại củ quả màu đỏ, cam.
Bổ sung cho trẻ nhiều trái cây, rau củ giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng
Thực phẩm không nên ăn
- Thực phẩm gây dị ứng: Dị ứng thức ăn khiến trẻ bị hen suyễn nặng hơn. Nếu trẻ bị dị ứng với một số loại thức ăn, tốt hơn hết ba mẹ loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày. Và cũng không cho trẻ ăn thức ăn được làm từ nguyên liệu này.
- Thực phẩm đóng hộp: Trong thực phẩm đóng gói, đồ hộp có chứa chất bảo quản như natri bisulfit. Có thể làm bùng phát cơn hen suyễn ở trẻ em. Ngày nay người tiêu dùng có xu hướng thực phẩm chế biến sẵn này vì sự tiện lợi. Tuy nhiên các ba mẹ nên hạn chế sử dụng những thực phẩm này để không làm tăng nguy cơ tái phát hen ở trẻ.
- Thực phẩm ngâm chua: Thực phẩm muối chua là những thực phẩm trẻ hen suyễn nên tránh. Điều này là do đồ muối chua có chứa sulfite, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn ở trẻ em và gây khó thở.
- Thực phẩm có ga: Khi trẻ ăn quá no hoặc thức ăn gây đầy hơi sẽ tạo áp lực lên cơ hoành. Đặc biệt trẻ bị ợ chua, ợ nóng gây khó thở.Ba mẹ nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày cho trẻ. Đồng thời, hạn chế đồ uống có ga.
Hạn chế thức ăn nhanh, đóng hộp, thực phẩm ngâm chua khi trẻ bị hen suyễn
Kết,
Cách chữa bệnh hen suyễn cho trẻ em tốt nhất là phòng ngừa từ trước. Hãy cố gắng giữ ấm cho trẻ khi nhiệt độ xuống thấp. Nếu phải đi ra ngoài, hãy che mũi và miệng của trẻ bằng khăn. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn để làm loãng chất nhầy trong phổi. Cố gắng tránh xa những người đang bị bệnh về hô hấp, cảm cúm,… Vệ sinh nhà thường xuyên để loại bỏ các chất gây dị ứng trong nhà. Trên đây là một số cách điều trị và phòng ngừa tại nhà cho trẻ. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho phụ huynh trong việc bảo vệ trẻ trước hen suyễn.
Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen suyễn cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, Vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.