Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính liên quan đến đường hô hấp xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.Có rất nhiều yếu tố khiến bệnh hen suyễn khởi phát, trong đó có yếu tố thực phẩm. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chú ý đến khẩu phần ăn uống của mình. Trong bài viết này, KISHO ASMA giới thiệu chế độ ăn cho người bệnh hen suyễn nhé.
Chế độ ăn cho người bệnh suyễn: Thực phẩm giàu calo
Các thực phẩm chứa nhiều calo như bơ đậu phộng, mì tôm, trà sữa,… có thể gây tích lũy mỡ thừa dẫn đến hiện tượng thừa cân, béo phì. Các nghiên cứu cho rằng các triệu chứng của hen phế quản trở nên nghiêm trọng hơn. Và khó kiểm soát hơn ở nhóm bệnh nhân này.
Các chất bảo quản, chất tạo màu nhân tạo hay thực phẩm đóng gói sẵn. Thức ăn nhanh sẽ làm gia tăng triệu chứng và trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, đặc biệt là các chất phụ gia. Như natri bisulfit, kali bisulfit, natri metabisulfit, kali metabisulfit và natri sulfit.
Do vậy, người bệnh cần hạn chế những thực phẩm này. Thay vào đó nên ăn nhiều trái cây và rau củ tươi. Để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Thực phẩm gây dị ứng
Người bệnh nên theo dõi và ghi chép lại những thực phẩm mình đã bị dị ứng để tránh tiếp xúc với nhóm thực phẩm đó. Đồng thời, người bệnh cần đọc kỹ thành phần và cách chế biến món ăn khi ăn ở bên ngoài.
Một số thực phẩm phổ biến có khả năng gây dị ứng như:
Hải sản: tôm, cua, cá,…
Thịt: thịt gà, thịt bò,…
Trứng.
Sữa.
Các loại đậu
Thực phẩm mặn
Ăn nhiều thực phẩm mặn (chứa nhiều muối) như mắm nêm, cá kho, thịt muối,… sẽ gây ra tình trạng phù do cơ thể bị giữ nước. Từ đó, làm nặng thêm tình trạng co thắt đường dẫn khí, dẫn đến quá trình hô hấp trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, việc thường xuyên tiêu thụ đồ ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như tăng huyết áp, tim mạch, bệnh lý về thận,… Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị rằng người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 5g muối mỗi ngày (tương đương với 1 thìa cà phê). [3]
Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh (tôm, cua, cá) có chứa nhiều chất bảo quản như natri bisulfit, kali bisulfit, natri metabisulfit, kali metabisulfit và natri sulfit,… có thể góp phần gây ra cơn hen suyễn. Vì vậy người bệnh cần hạn chế dùng thực phẩm đông lạnh. Thay vào đó, hãy ưu tiên sử dụng thức ăn tươi sống để đảm bảo dinh dưỡng và tăng tính an toàn.
Thực phẩm có chứa chất Sulfide
Sulfide là hóa chất thường được thêm vào thức ăn, đồ uống nhằm cải thiện mùi vị. Kéo dài thời gian bảo quản. Tuy nhiên, Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ (American Lung Association) cảnh báo rằng việc tiêu thụ quá mức thực phẩm có chứa sulfide, đặc biệt là rượu vang có thể gây ra cơn hen suyễn. [4]
Thịt nướng
Thịt nướng chứa nhiều phụ gia và hóa chất bảo vệ không tốt cho sức khỏe con người. Đồng thời thịt khi nướng sẽ tạo ra hợp chất cacbon gây mất hiệu lực của các thuốc điều trị hen phế quản. Từ đó dễ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
Bơ, sữa bò
Một loại thực phẩm khác được khuyên nên tránh nếu bị hen suyễn là bơ và sữa bò. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các sản phẩm từ sữa và bơ làm sẽ trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn vì chúng làm tăng sản xuất chất nhầy trong phổi.
Lời kết
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn. Do đó, bệnh nhân cần phải chú ý chế độ ăn uống để phòng ngừa và hạn chế cơn hen khởi phát. Nếu bạn muốn biết các để điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn miễn phí nhé!