Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ khá rõ ràng, cha mẹ cần quan tâm sát sao những hiểu hiện thường gặp. Dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm, viêm phế quản thông thường và có biện pháp điều trị bệnh hen suyễn kịp thời.
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ
Cơn hen thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn, khi thay đổi thời tiết trong những đợt chuyển mùa. Hay xuất hiện do hít phải bụi, khói bếp than, khói thuốc lá, lông súc vật, phấn hoa hoặc khi trẻ gắng sức như chạy, đùa nghịch…
Có những trường hợp cơn hen xuất hiện sau khi trẻ ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản (tôm, cua, cá biển), trứng, sữa,…
Hen phế quản được chia làm 4 mức độ và ở mỗi mức độ. Trẻ có những biểu hiện khác nhau:
Mức độ 1 (cơn hen ngắt quãng nhẹ)
Thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần. Trẻ vẫn hoạt động bình thường.
Mức độ 2 (cơn hen dai dẳng nhẹ)
Xảy ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
Mức độ 3 (cơn hen dai dẳng trung bình)
Các triệu chứng xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
Mức độ 4 (cơn hen dai dẳng nặng, ác tính)
Các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.
Triệu chứng dễ thấy của hen phế quản là ho dai dẳng, nặng hơn về đêm; thở khò khè, thở gắng sức. Nhiều khi tình trạng co thắt phế quản chỉ biểu hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không thấy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ
Gia đình có tiền sử bị hen hoặc dị ứng: Bệnh hen có thể di truyền từ người thân của trẻ. Ngoài ra, có thể bệnh bắt nguồn từ chính cơ địa của trẻ, dị ứng với một số tác nhân trong môi trường như dị ứng với hải sản, bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa, mỹ phẩm…
Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thì con của họ sinh ra có nguy cơ mắc hen là 30-50%. Nếu cả hai vợ chồng có bệnh hen thì tỷ lệ này ở con là 50-70%. Nếu bố mẹ không có ai bị hen, khả năng này ở con là 10-15%.
Virus: Virus gây hen phế quản có tên gọi là RSV (tên khoa học là parainfluenza). Đây là virus gây ra nhiễm trùng đường hô hấp này, dẫn đến bệnh hen phế quản.
Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm có thể làm kịch phát cơn hen có sẵn, cha mẹ không nên cho con ăn những đồ ăn sau:
Hạn chế đồ ăn mặn.
Trái cây sấy khô.
Đồ tanh như: Hải sản (tôm, cua, ghẹ,…), trứng, sữa,…
Rau, củ muối: dưa muối, cà muối.
Khoai tây đóng gói, đồ đông lạnh, đồ uống có ga
Đạm động vật: Thịt bò, thịt gà, sữa, phô mai…
Bột ngọt, mì chính, các chất phụ gia trong thực phẩm.
Ngũ cốc và các loại hạt: đậu phộng, đậu nành,…
Đồ chiên, nướng.
Bệnh hen suyễn có lây không?
Trên thực tế, bệnh hen suyễn không do vi rút hay vi khuẩn gây ra, do đó đây không phải là bệnh truyền nhiễm.
Mặc dù hen suyễn không phải là một căn bệnh lây truyền nhưng nó lại có tính di truyền cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra có nhiều yếu tố được cho rằng làm tăng khả năng mắc hen suyễn bao gồm:
Có người thân bị hen.
Tiền sử dị ứng.
Béo phì.
Hút thuốc lá.
Hút thuốc lá thụ động.
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.
Kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.