Hen suyễn là một bệnh viêm đường hô hấp mãn tính, gây ra các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở hoặc thở khò khè. Vì là bệnh mãn tính nên bệnh hen suyễn thường mất nhiều thời gian để điều trị. Tuy nhiên bệnh có thể làm thuyên giảm tại nhà. Ngoài việc sử dụng ống hít và các loại thuốc chữa bệnh hen suyễn khác, bạn cũng biết các mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn để cải thiện tình trạng.
Mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn
Xông hơi mũi
Xông hơi là một liệu pháp dựa trên nhiệt độ hơi nước. Phương pháp này cung cấp độ ẩm cho đường thở, giảm nghẹt mũi và giảm kích ứng đường thở.
Xông hơi mũi giúp thông thoáng đường thở của bệnh hen suyễn
Châm cứu
Các kỹ thuật châm cứu cổ truyền cũng được coi là một phương pháp chữa bệnh hen suyễn. Châm cứu có thể làm giảm các cơn hen suyễn và cải thiện hơi thở. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học về hiệu quả của liệu pháp châm cứu.
Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh
Những người bị hen suyễn nên tránh xa các loại thực phẩm gây ra
“cơn dị ứng”. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tăng cường bổ sung vitamin D sẽ làm giảm các cơn hen suyễn.
Rèn luyện sức khỏe
Những người bị bệnh hen suyễn thường lo lắng rằng tập thể dục sẽ làm cho các triệu chứng tệ hơn. Trên thực tế, tập thể dục không ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn. Nhưng cần biết cách chọn bài tập nhẹ nhàng phù hợp với người bị hen suyễn.
Những môn thể thao phù hợp như đi bộ, yoga, aerobic,… Bạn không nên chơi những môn thể thao đòi hỏi cường độ vận động nhiều như bóng đá, điền kinh,… Để ngăn ngừa cơn hen suyễn khi tập thể dục, hãy lưu ý những điều sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn bài tập thể dục. Luôn khởi động cơ thể trước khi tập thể dục.
- Uống thuốc hen suyễn trước khi tập thể dục. Luôn mang theo bình xịt hen suyễn bên mình.
- Tránh tập thể dục ở nơi có không khí ô nhiễm, lúc chuyển mùa, trời trở lạnh.
- Hạn chế tập thể dục nếu bạn bị bệnh do cảm lạnh, cảm cúm.
Sử dụng gừng
Hầu như ai cũng biết đến công dụng tuyệt vời của gừng trong việc điều trị cảm lạnh, đau đầu, nôn mửa, khó tiêu,… Và gừng cũng được coi là nguyên liệu hiệu quả trong chữa bệnh hen suyễn.
Một nghiên cứu cho thấy những người ăn bột gừng gừng ba lần một ngày trong 3 tháng đã cải thiện đáng kể triệu chứng hen suyễn như khó thở, ho thở khò khè và tức ngực. Cách dùng gừng chữa hen suyễn bằng cách cắt gừng thành từng miếng nhỏ, đun với nước sôi để uống hàng ngày trước khi đi ngủ.
Sử dụng tỏi
Từ lâu, tỏi không chỉ được sử dụng như một loại gia vị giúp các món ăn mà còn là một phương pháp chữa bệnh hen suyễn. Thành phần trong tỏi như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng viêm và diệt khuẩn cao. Nhờ đó có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm như hen suyễn. Để điều trị các triệu chứng khó thở do hen suyễn, bạn có thể ăn tỏi tươi, ngâm tỏi trong rượu hoặc nấu với nước sôi để ăn.
Bạch quả
Bạch quả có đặc tính chống viêm và kháng histamine, đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn và viêm phế quản. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy chiết xuất từ loại quả này làm giảm sự lây lan tế bào viêm nhiễm.
Bạch quả là nguyên liệu chống viêm và kháng histamine nên được dùng chữa hen suyễn
Mật ong
Mật ong thường được dùng để hỗ trợ điều trị về các bệnh về hệ hô hấp như hen suyễn, long đờm, tức ngực,… Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, giúp sát trùng, kháng viêm, tăng cường sức khỏe hiệu quả. Bạn có thể pha nước với mật ong hoặc dùng mật ong với chanh, quế, hẹ,… để trị ho, khó thở nhanh chóng.
Tinh dầu
Các loại tinh dầu như bạc hà, đinh hương, khuynh diệp, hương thảo, oải hương có tác dụng giảm kích thích đường thở và thư giãn. Trong các loại tinh dầu trên đều chứa chất kháng khuẩn, chống viêm giảm khó thở, co thắt cơ. Bạn có thể thoa tinh dầu lên cổ, ngực 15-20 phút để thấy hiệu nghiệm.
Lá tía tô
Lá tía tô có chứa chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn các tế bào hình thành các cơn hen suyễn. Đồng thời chứa các thành phần hoạt tính như natri cromoglycate hoặc prednisone giúp ức chế histamine. Ngoài ra, hoạt chất luteolin trong loại lá này có thể giảm khả năng phù nề, sưng tấy. Bạn chỉ cần đun sôi nước, cho lá tía tô đã rửa sạch vào đun khoảng 5 phút rồi tắt bếp để nguội, cho vài lát chanh vào uống.
Mù tạt
Mù tạt có vị cay và tính ấm, đó là lý do tại sao nó được đánh giá cao về khả năng giải cảm, nhiễm trùng xoang, nghẹt mũi,… Đặc biệt là làm dịu cơn ho dai dẳng và hen suyễn. Trong y học cổ truyền, dầu từ hạt mù tạt kết hợp với muối để xoa bóp ở vùng ngực chữa hen suyễn và viêm phế quản rất hiệu quả.
Mù tạt có khả năng giải cảm, nhiễm trùng xoang, nghẹt mũi,…
Bên cạnh những mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn ở trên. Người bệnh nên hạn chế một số món ăn như ăn mặn, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,.. Vì những thức ăn này gây co thắt thanh quản, kích ứng cổ họng. Ngược lại, nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D để tăng cường miễn dịch, giảm co thắt khí quản, giúp cơ khỏe mạnh, triệu chứng thuyển giảm nhanh.
Với các mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn ở trên có thể mang lại hiệu quả. Nhưng tốt nhất là bạn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Những bài thuốc này cơ bảnl là hoàn toàn lành tính. Những nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, nhịp tim nhanh, tiêu chảy hoặc phát ban trên da, hãy ngừng dùng và báo ngay cho bác sĩ. Bạn có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ này và tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Trong trường hợp lên cơn hen suyễn bất ngờ, bạn vẫn phải sử dụng dụng cụ và thuốc điều trị để cắt cơn hen nhanh chóng.