Hiện nay, người bệnh hen suyễn có xu hướng tăng dần. Đáng lo ngại, bệnh hen suyễn nếu được chẩn đoán muộn thì việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, triệu chứng của bệnh hen suyễn và cách điều trị cụ thể ra sao?
Bệnh hen suyễn có triệu chứng gì?
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn thường khác nhau ở mỗi người bị. Một số biểu hiện ra bên ngoài rất dễ nhầm với bệnh hô hấp khác như lao phổi, giãn phế quản, COPD,… Các triệu chứng hen suyễn cũng có thể không xảy ra thường xuyên. Chúng có thể xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong ngày. Hoặc khi bệnh nhân tiếp xúc với các chất gây dị ứng khác. Dưới đây là một số dấu hiệu ban đầu của bệnh hen:
- Ho về đêm: Ho là phản ứng khi cơ thể muốn đẩy chất độc hoặc dị nguyên ra ngoài. Ho có thể do các bệnh xoang, cảm,… Nhưng nếu ho kéo dài không khỏi, ho do đường thở bị thu hẹp thì người bệnh phải thận trọng vì đây có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn.
- Thở khò khè: Đây được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Luồng không khí qua phổi bị tắc nghẽn do phế quản bị viêm gây ra tiếng rít. Đặc biệt, người bệnh có xu hướng thở khò khè khi tiếp xúc với không khí lạnh.
- Khó thở: Đường thở bị thu hẹp khiến người bệnh khó thở.
- Đau nặng ngực: Người bệnh cảm thấy có vật gì đó đè lên ngực.
- Thở nhanh: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân hoạt động nặng.
- Sắc mặt xanh xao, vã nhiều mồ hôi: Người bệnh có biểu hiện mặt tái xanh, vã mồ hôi, mệt mỏi vì cơ thể không nhận đủ oxy.
Các triệu chứng trên là những triệu chứng thường gặp trong bệnh hen suyễn. Tuy nhiên mỗi bệnh nhân lại có những biểu hiện khác nhau. Có người có hoặc không kèm theo các triệu chứng trên. Có người lên cơn hen từng cơn, có người lên cơn hen liên tục.
Đối tượng dễ mắc hen suyễn?
Hen suyễn là bệnh có thể ở bất kỳ đối tượng nào từ người lớn, trẻ em và người cao tuổi. Bệnh thường khởi phát ở trẻ em với các triệu chứng thường gặp như:
- Mắc các bệnh về viêm đường hô hấp, dị ứng.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
- Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất,… cũng dễ mắc hen suyễn.
Điều trị hen suyễn như thế nào?
Phương pháp chẩn đoán
Nếu nghi ngờ những dấu hiệu đầu tiên của bệnh hen suyễn. Bạn không nên chủ quan mà hãy sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng là:
- Bác sĩ sẽ thu thập thông tin để biết thêm về các triệu chứng của bệnh nhân. Đồng thời hỏi về tiền sử bệnh để nắm được tình trạng dị ứng của bệnh nhân. Hoặc một số yếu tố làm khởi phát cơn hen ở người bệnh.
- Kiểm tra chức năng phổi để kiểm tra xem phổi của người bệnh hoạt động tốt như thế nào.
- Chẩn đoán hình ảnh: Người bệnh có thể được chỉ định chụp X-quang phổi hoặc chụp CT để xác định những bất thường ở phổi. Trong một số trường hợp, chụp X-quang xoang để kiểm tra nếu các nghi ngờ xoang là nguyên nhân gây ra các triệu chứng.
Phương pháp điều trị
Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn. Bệnh nhân thường được kê đơn thuốc kiểm soát hen corticosteroid dạng hít và sử dụng đồng thời thuốc chủ vận beta. Bệnh nhân hen suyễn nên có sẵn thuốc cắt cơn hen ngay khi cần. Người mắc bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, hiểu và sử dụng đúng cách dùng thuốc hít và theo dõi các triệu chứng.
- Tái khám với bác sĩ để đánh giá mức độ thích ứng thuốc của bạn, kiểm soát cơn hen và các yếu tố làm tăng nguy cơ lên cơn hen. Mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn có thể thay đổi theo thời gian. Do đó, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mình để điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp nhất. Với việc điều trị sớm hen suyễn người bệnh có thể kiểm soát tốt bệnh tình.
Phương pháp phòng ngừa
Để bệnh hen suyễn không tiến triển và tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Bỏ thuốc lá hoặc tránh những nơi có nhiều khói thuốc lá.
- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ tập các môn thể thao vừa phải. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về một số bài tập chữa co thắt phế quản.
- Nên tránh các loại thuốc có nguy cơ gây hen suyễn. Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, đặc biệt bổ sung rau và trái cây tươi. Đồng thời tránh những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao.
- Cần giữ nhà cửa sạch sẽ để hạn chế nguy cơ lên cơn hen do nấm mốc, khói bụi. Không nên tiếp xúc nhiều khói bụi trong môi trường ô nhiễm.
- Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác bệnh hen suyễn là tầm soát bệnh hen suyễn và COPD. Khi bạn được kiểm tra, bạn sẽ được đánh giá lâm sàng bằng cách chụp X-quang phổi, đo hô hấp, đo phế dung, xét nghiệm máu. xét nghiệm đờm,… để kiểm tra tình trạng của hệ hô hấp.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Các loại thuốc xịt hen” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.