Hen phế quản là bệnh lý hô hấp phổ biến. Vì vậy các triệu chứng của chúng chúng ta cũng có thể chuẩn đoán được. Hãy luôn cẩn trọng với những biểu hiện xảy ra trong cơ thể chúng ta. Hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu triệu chứng hen phế quản nhất định phải biết.
Hiểu về bệnh hen phế quản
– Hen là một bệnh lý đa dạng, thường đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở mạn tính.
– Hen được xác định bởi tiền sử của các triệu chứng hô hấp như: khò khè, khó thở, nặng ngực hoặc ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với sự tắc nghẽn có thay đổi của giới hạn luồng khí thở ra.
Nguyên nhân gây khởi phát bệnh
– Yếu tố cơ địa kết hợp với yếu tố môi trường dẫn đến viêm đường thở mạn tính.
– Tình trạng viêm mạn tính đường thở dẫn đến tăng đáp ứng của đường dẫn khí với các kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp (yếu tố khởi phát cơn hen) gây nên các triệu chứng hen.
– Yếu tố nguy cơ của hen phế quản:
+ Khởi phát cơn hen cấp.
+ Giới hạn đường thở dai dẳng.
+ Tác dụng phụ của thuốc.
Triệu chứng hen phế quản
Triệu chứng hen phế quản thường gặp
Ho, khó thở, khò khè, nặng ngực là những triệu chứng thường gặp của hen
Ho, khó thở, khò khè, nặng ngực là những triệu chứng thường gặp của hen
– Ho.
– Nặng ngực.
– Khò khè.
– Khó thở.
Triệu chứng lâm sàng điển hình của cơn hen phế quản
Gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát, giai đoạn lên cơn hen, giai đoạn lui cơn.
– Giai đoạn khởi phát: Thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, nhất là nửa đêm về sáng; thời gian xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiếp xúc dị ứng nguyên hô hấp, thức ăn, gắng sức, không khí lạnh, nhiễm virus đường hô hấp trên, v.v… có thể có các tiền triệu như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, ho từng cơn, bồn chồn,…
– Giai đoạn lên cơn: Khó thở chậm, khó thở, kỳ thở ra xuất hiện nhanh; trong cơn hen lồng ngực bệnh nhân căng ra, các cơ hô hấp phụ nổi rõ, có thể có tím ở đầu tay chân sau đó lan ra mặt và toàn thân, nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài, nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy.
– Giai đoạn lui cơn: Sau vài phút hay vài giờ, cơn hen giản dần, bệnh nhân ho khạc đàm rất khó khăn, đàm đặc quánh, có nhiều hạt nhỏ như hạt trai; lúc này nghe phổi phát hiện được nhiều ran ẩm, một ít ran ngáy.a
Bệnh hen phế quản được chuẩn đoán ra sao?
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết bệnh nhân. Tiến hành sử dụng các yếu tố như tiền sử bệnh và sự phát triển của các triệu chứng để đưa ra chẩn đoán.
– Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân thường nhập viện với các triệu chứng của một cơn hen cấp.
Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ xác định chẩn đoán. Sau đó tiến hành thăm khám lâm sàng dựa trên lý do nhập viện và các triệu chứng sẵn có của bệnh nhân. Điều này không chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh mà còn giúp loại trừ các tình trạng khác có triệu chứng tương tự. Chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nhiễm trùng đường hô hấp, v.v.
– Đo chức năng hô hấp: Bệnh nhân sẽ được đo phế dung, đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi dùng thuốc giãn phế quản. Mọi người có nhiều khả năng mắc bệnh hen suyễn nếu chức năng phổi được cải thiện sau khi dùng thuốc giãn phế quản.
– Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang hoặc CT scan ngực có thể đưa ra những hình ảnh bất thường của bệnh hen phế quản.
– Một số xét nghiệm khác: xét nghiệm methacholine, xét nghiệm NO, xét nghiệm bạch cầu ái toan trong đờm…
Lời kết
Bệnh hen phế quản là bệnh lý viêm đường hô hấp mãn tính, được khởi phát bởi các yếu tố kích thích. Vì vậy các triệu chứng hen phế quản cũng sẽ liên quan tới những yếu tố này. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.