Thuốc chữa hen suyễn mãn tính đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen suyễn. Nhưng bạn có biết những loại thuốc chữa hen suyễn mãn tính không?
Một số thông tin về bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một căn bệnh mà đường thở bị tổn thương. Tình trạng sưng tấy và thu hẹp phế quản khiến bạn rất khó thở. Căn bệnh này có thể được gọi là hen phế quản hoặc hô hấp mãn tính. Hen suyễn là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu được kiểm soát đúng cách thì không nguy hiểm đến sức khoẻ.
Ngược lại, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm tăng nguy cơ viêm phổi, ung thư phổi, ngừng hô hấp,… thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Khi lên cơn hen, bệnh nhân thường gặp một số trong triệu chứng như thở khò khè, thở nhanh, ho liên tục, đau ngực, đổ mồ hôi nhiều, da xanh xao, môi tím tái,… Những cơn hen có thẻ biến chuyển nghiêm trọng rất nhanh. Do đó, người bệnh nên chuẩn bị sẵn thuốc điều trị hen theo chỉ định của bác sĩ để tránh nguy cơ suy hô hấp.
Biến chứng của hen suyễn
Bệnh hen suyễn mãn tính làm hẹp đường thở. Do đó khi biến chứng bệnh rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự di chuyển của không khí ra vào phổi. Hen suyễn mãn tính ảnh hưởng đến phế quản hoặc phế nang và nhu mô phổi tùy thuộc vào mức độ bệnh.
- Viêm: Hiện tượng đầu tiên và quan trọng khi hẹp phế quản. Phản ứng viêm xảy ra để phản ứng với sự xuất hiện của chất gây dị ứng. Mô bị viêm sẽ giải phóng chất nhờn vào lòng phế quản. Các chất nhầy làm tắc các tiểu phế quản làm hẹp đường thở.
- Co thắt phế quản: Cơ xung quanh ống phế quản co lại trong cơn hen mãn tính. Sự co thắt của các cơ đường thở được gọi là co thắt phế quản. Co thắt phế quản làm hẹp đường thở.
- Tăng phản ứng quá mức: Ở những bệnh nhân bị hen phế quản, đường thở bị hẹp và viêm mãn tính. Trở nên nhạy cảm hơn, phản ứng nhanh hơn với các chất gây dị ứng, kích thích và nhiễm trùng. Tiếp xúc với những tác nhân này có thể khiến đường thở bị viêm và hẹp hơn. Nếu tình trạng nặng hơn khí CO2 tích tụ trong máu rất nguy hiểm.
Thuốc chữa hen suyễn mãn tính
Thuốc kiểm soát hen
Các loại thuốc này được dùng để làm giảm các triệu chứng của viêm đường thở, giảm nguy cơ rối loạn chức năng đường thở ở bệnh nhân hen suyễn mãn tính.
Thuốc dạng hít tác dụng dài
Các corticosteroid dạng hít như beclomethasone, flunisolide, budesonide, fluticasone,…
Thuốc giãn phế quản tác dụng dài:
- Thuốc chủ vận beta 2 kết hợp với corticosteroid dạng hít để giãn phế quản và kiểm soát cơn hen suyễn
- Thuốc kháng cholinergic giúp giãn cơ trơn đường thở, giảm tiết đờm, kiểm soát cơn hen suyễn hiệu quả.
Thuốc dạng uống
Trong số các loại thuốc uống, corticosteroid là loại phổ biến nhất và có tác dụng làm giảm phản ứng viêm đường thở cấp tính. Thuốc uống có thể kết hợp với thuốc xông và hít. Tuy nhiên, nhóm thuốc uống nói chung có tác dụng chậm và người bệnh cần lưu ý tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
Thuốc uống sinh học
Các bác sĩ thường kê đơn sinh học dạng tiêm cho những bệnh nhân bị bệnh nặng không thể kiểm soát cơn hen bằng thuốc uống hoặc ống hít. Tùy theo từng mức độ bệnh, các triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thuốc, thời gian sử dụng khác nhau, nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Các biện pháp điều trị khác
Nếu bệnh nhân có một số bệnh đi kèm làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng khác như trào ngược dạ dày, béo phì, viêm xoang, trầm cảm,… cần điều trị dứt điểm trước để trị bệnh hen suyễn hiệu quả hơn. Đồng thời người bệnh cũng phải có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tránh những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao. Bệnh nhân hen suyễn mãn tính cũng nên tránh xa khói thuốc lá, không khí ô nhiễm. Những người bị bệnh hen suyễn cũng nên tránh nuôi thú cưng như chó mèo trong nhà.
Lưu ý khi điều trị hen suyễn mãn tính
Thuốc giãn phế quản có thể giúp giảm cơn hen nhanh chóng nhưng không lâu dài. Bệnh hen suyễn có thể được kiểm soát nếu bạn sử dụng ống hít hoặc máy phun sương đúng cách để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp nếu bạn khó thở hoặc tình trạng không thuyên giảm khi đã dùng thuốc. Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Các triệu chứng hen suyễn của bạn trở nên tồi tệ hơn.
- Bạn cần sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh sau mỗi 4 đến 6 giờ, dùng nhiều hơn 1 ngày để điều trị bệnh hen suyễn.
- Xuất hiện các cơn hen cấp nhiều lần trong một tuần. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn của bạn đang trở nên tồi tệ hơn.
- Bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường hàng ngày của mình vì bệnh hen suyễn.
- Có các triệu chứng hen suyễn thường xuyên, hàng tuần.
- Bạn đã có nhiều đợt cấp hen suyễn hoặc phải cấp cứu, nhập viện vì hen suyễn.
Kết,
Thuốc chữa hen suyễn mãn tính bằng tây y luôn có tác dụng nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó phải quan tâm đến việc điều trị dự phòng. Nhiều trường hợp bệnh nhân cấp cứu 5-6 lần/năm là do không phòng bệnh đúng cách. Để giảm tần suất các trường hợp cấp cứu và cải thiện chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên cân nhắc việc điều trị dự phòng bằng đông hoặc tây y. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.