Hen phế quản dai dẳng không dứt khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu, mặc dù đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hãy áp dụng ngay cách chữa hen suyễn theo dân gian dưới đây để kiểm soát chứng bệnh này.
Ưu điểm khi chữa trị hen suyễn bằng thuốc dân gian
Hen phế quản (hen suyễn) có tính chất mạn tính, người bệnh dường như phải sống chung với bệnh. Trị bệnh bằng thuốc tây y, thuốc y học cổ truyền tuy mang lại hiệu quả cao. Nhưng đôi khi làm mất thời gian và tiêu tốn nhiều tiền bạc của bệnh nhân.
Thêm vào đó, các thuốc này không phải lúc nào cũng có sẵn trong nhà. Dẫn đến khó tuân thủ điều trị, khiến bệnh có thể nặng thêm.
Các bài thuốc, cây thuốc dân gian thường dễ tìm dễ kiếm ngay xung quanh vườn, khu vực sống.
Vì vậy, điều trị bệnh bằng cách này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa giúp người bệnh có thể chủ động trong việc dùng thuốc.
Các bài thuốc dân gian chữa trị hen phế quản
Dưới đây là những bài thuốc dân gian chữa trị hen phế quản được nhiều người tin tưởng vì sự hiệu quả và an toàn của nó.
Cách chữa hen suyễn theo dân gian: Bài thuốc từ Hoài sơn
Hoài sơn hay còn gọi là củ mài, thuộc họ Củ nâu. Vốn được biết đến nhiều với công dụng bồi bổ cơ thể.
Bên cạnh đó, trong y học cổ truyền và dân gian, do hoài sơn quy vào 4 kinh. Trong đó có kinh phế mà loại củ này còn được dùng để trị các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn…
Bệnh nhân thường bị hen suyễn có thể áp dụng một trong những cách sau để giúp bệnh thuyên giảm:
– Sắc nước uống: Kết hợp hoài sơn với sa sâm, bách hợp, mạch môn. Đem đi sắc lấy nước uống vài lần trong ngày để giảm ho hen, giảm đau tức ngực.
– Cháo hoài sơn:
Hoài sơn đem luộc chín rồi giã nát.
Sau đó chuẩn bị một hỗn hợp gồm nước mía và nước ép từ quả lựu rồi đun cho sôi hỗn hợp này.
Khi đã sôi, thêm từ từ hoài sơn vào để nấu cháo.
Cháo hoài sơn có thể ăn nhiều lần trong ngày. Khuyên dùng nhất cho người bị hen thể phong nhiệt. Bởi hoài sơn có vị ngọt, tính bình, phần nào làm giảm nhiệt độc gây bệnh.
Cách chữa hen suyễn theo dân gian: Bài thuốc từ Lá trầu không
Lá trầu không có tính ấm, vị hơi cay, mùi hắc, được nhắc tới nhiều trong Đông y để giáng khí, hóa đàm, tán hàn hiệu quả.
Để tăng tính ấm của bài thuốc, lá trầu không thường được kết hợp với gừng củ.
Rất đơn giản để tạo nên bài thuốc chữa hen phế quản với lá trầu không và gừng.
Bạn chỉ cân rửa sạch lá trầu và gừng củ, thái lát rồi cho vào cối giã nát.
Sau đó thêm nước vào vừa đủ. Để đó tầm 30-40 phút cho các chất ngấm ra nước rồi chắt lấy nước uống dần trong ngày.
Vì bài thuốc có tính nóng nên bệnh nhân chỉ uống liên tục trong vòng một thời gian ngắn từ 5-7 ngày rồi dừng lại. Để sau từ 30-35 ngày sau lại dùng tiếp. Lá trầu và gừng đặc biệt có hiệu quả đối với hen suyễn thể hàn lạnh.
Cách chữa hen suyễn theo dân gian: Bài thuốc từ Rau diếp cá
Ngược lại với lá trầu không, rau diếp cá có tính hàn, vị hơi chua và tanh nên thường dùng trong giải độc hạ nhiệt. Bài thuốc đơn giản từ rau diếp cá có thể hỗ trợ làm giảm đáng kể hen suyễn thể phong nhiệt.
Chế biến rau diếp cá để trị hen như sau:
Lấy phần lá của rau diếp cá đem rửa sạch. Ngâm qua với một chút nước muối pha loãng rồi để lên rổ cho ráo nước.
Sau đó cho phần lá này vào cối giã nhỏ. Thêm nước vào và lọc riêng phần cái và bã.
Nếu trẻ nhỏ thì chỉ cho uống phần nước đã lọc được còn người lớn thì nên tận dụng cả phần nước để uống và ăn phần bã.
Cũng giống như bài thuốc từ trầu không, người bệnh chỉ nên uống nước diếp cá tối đa khoảng 1 tuần rồi dừng lại. Đợi sau đó khoảng một tháng thì uống tiếp để cơ thể không bị quá hàn.
Kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Tổng hợp cách chữa hen suyễn theo dân gian dễ làm, dễ áp dụng” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé